Ngôi thứ hai là gì? Đặc điểm và ví dụ cụ thể? Còn những ngôi nào trong chương trình môn Ngữ văn hiện nay?
Ngôi thứ hai là gì?
(1) Định nghĩa ngôi thứ hai là gì?
Ngôi thứ hai là cách sử dụng đại từ nhân xưng để trực tiếp xưng hô với người nghe (người đối diện).
Trong văn học, Ngôi thứ hai là ngôi kể hiếm gặp trong tác phẩm tự sự. Người kể chuyện sẽ mượn góc nhìn của độc giả để kể chuyện. Với ngôi kể này, độc giả sẽ như đang trực tiếp tham gia vào câu chuyện, tự quan sát và kể lại câu chuyện.
(2) Đặc điểm của ngôi thứ hai
Người kể chuyện hoặc người nói xưng hô trực tiếp với đối tượng khác bằng các đại từ như: bạn, cậu, anh, chị, ông, bà, các bạn...
Tạo cảm giác đối thoại giữa người kể và người nghe/đọc, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, thân mật.
Tăng tính cá nhân hóa, khiến người đọc có cảm giác như đang được nói chuyện trực tiếp.
Thường dùng trong các thể loại: Thư từ, nhật ký, diễn văn, văn bản nghị luận, quảng cáo, hoặc đôi khi trong văn học để tạo hiệu ứng đặc biệt.
(3) Ví dụ cụ thể về ngôi thứ hai
- Trong bài thơ "Nói với con" (Y Phương):
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười."
>> Cách xưng hô “con” giúp tạo sự gần gũi, thân mật giữa cha và con.
- Trong bài văn nghị luận:
"Bạn có từng tự hỏi rằng: Điều gì làm nên thành công? Đó chính là sự kiên trì và quyết tâm không ngừng nghỉ."
>> Người viết trực tiếp đặt câu hỏi với người đọc, làm cho bài viết trở nên lôi cuốn hơn.
- Trong quảng cáo:
"Bạn đã sẵn sàng để thay đổi cuộc sống của mình chưa?"
"Hãy thử ngay hôm nay để cảm nhận sự khác biệt!"
4. So sánh với các ngôi khác
Ngôi kể | Đặc điểm | Ví dụ |
Ngôi thứ nhất (Tôi, tớ, mình...) | Người kể chuyện là nhân vật trong câu chuyện, bộc lộ cảm xúc cá nhân. | "Tôi đã trải qua một ngày đầy cảm xúc." |
Ngôi thứ hai (Bạn, cậu, anh...) | Người kể trực tiếp xưng hô với người nghe/đọc. | "Bạn có bao giờ nghĩ về ước mơ của mình chưa?" |
Ngôi thứ ba (Anh ấy, cô ấy, họ...) | Người kể đứng ngoài câu chuyện, quan sát và thuật lại. | "Cô bé ấy có đôi mắt rất buồn." |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngôi thứ hai là gì? Môn Ngữ Văn có phải là phương tiện giao tiếp dành cho học sinh không? (Hình từ Internet)
Ngoài ngôi thứ hai thì có những ngôi nào trong chương trình môn Ngữ văn mới hiện nay?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về thời lượng thực hiện chương trình như sau:
1.2. Kiến thức
a) Tiếng Việt
...
- Phân bổ các mạch kiến thức văn học từng cấp học
+ Cấp tiểu học: một số hiểu biết sơ giản về truyện và thơ, văn bản hư cấu và văn bản phi hư cấu; nhân vật trong văn bản văn học, cốt truyện, thời gian, không gian, từ ngữ, vần thơ, nhịp thơ, hình ảnh, lời nhân vật, đối thoại.
+ Cấp trung học cơ sở: những hiểu biết về các thể loại (truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch); chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình; giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (người kể chuyện, người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba, nhân vật, điểm nhìn, sự thay đổi người kể chuyện và điểm nhìn, xung đột, không gian và thời gian, lời người kể chuyện và lời nhân vật, mạch cảm xúc trữ tình, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, luật thơ, kết cấu); cuối lớp 9 có tổng kết sơ giản về lịch sử văn học.
...
Như vậy, có thể thấy rằng ngoài ngôi thứ hai thì có ngồi thứ nhất và ngôi thứ 3 trong chương trình môn Ngữ văn mới hiện nay.
Căn cứ để đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THCS là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/BGDĐT có quy định về căn cứ đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh trung học cơ sở như sau:
[1] Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
[2] Giáo viên môn học căn cứ quy định tại [1] nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
[3] Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định [1] theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại [2].










- Top 4 dàn ý cho bài văn tả một con vật mà em yêu thích? Yêu cầu khi dạy thêm môn Tiếng Việt lớp 4 ngoài nhà trường?
- 3+ mẫu bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích sáng tạo? Tuyển sinh lớp 6 năm 2025 áp dụng quy chế nào?
- Viết 2 3 câu về một lễ hội liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 năm học 2024 2025?
- Hội đồng tuyển sinh trung học phổ thông gồm những ai? Quy trình tuyển sinh trung học phổ thông như thế nào?
- Top 10 mẫu viết bài văn nghị luận về lòng biết ơn cảm xúc nhất? Học sinh lớp 7 phải có trang phục thế nào?
- 03 mẫu bài văn về một môn nghệ thuật? Mục tiêu chương trình giáo dục tiểu học ra sao?
- Tuyển sinh trung học cơ sở được thực hiện theo phương thức nào?
- Top 4 mẫu viết bài văn phân tích truyện lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn, sâu sắc? Mục tiêu chung của chương trình môn Ngữ văn?
- 3+ Dàn ý bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc lớp 7? Trường trung học cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Mẫu dàn ý phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân chi tiết nhất? Học sinh lớp 9 phải làm bao nhiêu bài đánh giá định kì trong học kì?