Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?

Hiểu như thế nào về Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS? Học sinh bị nhiễm HIV có thể trở thành lý do để cơ sở giáo dục đuổi học không?

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì?

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS (World AIDS Day) là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

“Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” được James W. Bunn và Thomas Netter, hai viên chức thông tin đại chúng cho “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” của Tổ chức Y tế Thế giới tại Genève, Thụy Sĩ nghĩ ra lần đầu trong tháng 8 năm 1987. Bunn và Netter nêu ý kiến của họ cho Dr. Jonathan Mann, Giám đốc Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS (nay gọi là Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS). Dr. Mann thích sáng kiến này, đã chấp thuận và đồng ý với khuyến nghị về việc tổ chức “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên vào ngày 1 tháng 12 năm 1988.

Ngày 18.6.1986 chương trình “AIDS Lifeline” của đài truyền hình KPIX – một dự án giáo dục cộng đồng – có vinh dự được tổng thống Ronald Reagan nêu ra như một dẫn chứng về sáng kiến trong khu vực tư nhân. Do vai trò đồng sáng tạo chương trình “AIDS Lifeline” Bunn được Dr. Mann yêu cầu – nhân danh chính phủ Hoa Kỳ – nghỉ phép 2 năm (ở đài truyền hình KPIX) để theo Dr. Mann, một nhà dịch tễ học làm việc ở các Trung tâm kiểm soát bệnh, để phụ tá trong việc sáng tạo “Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS” cho Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hiệp Quốc. Bunn đồng ý và được bổ nhiệm làm Viên chức thông tin đại chúng thứ nhất cho Chương trình toàn cầu về bệnh AIDS. Cùng với Netter, Bunn đã nghĩ ra, thiết kế và thực hiện lễ khai mạc “Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS” đầu tiên – nay là nhận thức và sáng kiến phòng chống bệnh kéo dài nhất trong lịch sử y tế công cộng.

Thay vì tập trung vào một ngày duy nhất, Chương trình chung của Liên Hiệp Quốc về HIV/AID đã lập ra “Chiến dịch thế giới phòng chống AIDS” vào năm 1997 để tập trung vào thông tin, phòng chống và giáo dục về HIV/AIDS quanh năm. Trong 2 năm đầu, chủ đề của Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS tập chú vào các trẻ em và người trẻ. Các chủ đề trên lúc đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì đã lờ đi sự kiện là người ta thuộc mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm HIV và bệnh AIDS. Tuy nhiên, các chủ đề đã thu hút sự chú ý tới nạn dịch HIV/AIDS, giúp giảm bớt một số kỳ thị xung quanh căn bệnh này, và giúp thúc đẩy sự nhìn nhận vấn đề là một bệnh gia đình.

Năm 2004, “Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS” đã trở thành một tổ chức độc lập.

Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) ra đời năm 1996, đóng vai trò dẫn dắt đáp ứng toàn cầu với HIV. UNAIDS dẫn dắt và truyền cảm hứng cho toàn thế giới trong nỗ lực thực hiện tầm nhìn chung về Không còn người nhiễm mới HIV, Không còn phân biệt đối xử và Không còn người tử vong do AIDS. UNAIDS tập hợp nỗ lực của 11 tổ chức Liên Hợp Quốc, gồm UNHCR, UNICEF, WFP, UNDP, UNFPA, UNODC, UN Women, ILO, UNESCO, WHO và Ngân hàng thế giới, và phối hợp chặt chẽ với các đối tác toàn cầu cũng như ở cấp quốc gia nhằm tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030, để AIDS không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.

Với hình tượng dải băng đỏ, có thể là buộc ở cổ tay hoặc được để ở những nơi trang trọng, chính là biểu tượng toàn cầu cho tình đoàn kết với những người nhiễm HIV và những người bệnh AIDS.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?

Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định về phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

Phòng, chống HIV/AIDS trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
...
2. Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây:
a) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
b) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
d) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.

Như vậy, cơ sở giáo dục không quyền đuổi học học sinh vì lý do học sinh đó bị nhiễm HIV.

Cơ sở giáo dục đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV như sau:

Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
b) Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
c) Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
d) Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
đ) Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.
...

Đồng thời, căn cứ khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, cơ sở giáo dục đuổi học học sinh vì lý do học sinh đó nhiễm HIV sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đồng thời cơ sở giáo dục còn bị buộc tiếp nhận học sinh.

Ngày kỷ niệm
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS là gì? Cơ sở giáo dục có quyền đuổi học học sinh vì lý do nhiễm HIV không?
Hỏi đáp Pháp luật
20 mẫu lời chúc 19 11, Ngày quốc tế nam giới dành cho mọi đối tượng? Nội dung giáo dục giới tính được đưa vào các môn học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày thành lập Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam 18 tháng 11 học sinh có được nghỉ?
Ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 là ngày gì? Giáo viên nam có được nghỉ ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 hay không?
Ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 là ngày gì? Giáo viên nam có được nghỉ ngày Quốc tế Đàn ông ngày 19 tháng 11 hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 23 tháng 9 là ngày gì? Ngày này học sinh nghỉ học mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Quốc tế Dân chủ là ngày gì? Ngày Quốc tế Dân chủ 2024 học sinh có được nghỉ học không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Nam Bộ kháng chiến 23/9 mang ý nghĩa gì? Học sinh có được nghỉ học không?
Tác giả:
Lượt xem: 29
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;