Ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược nước ta là ngày nào?
Ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược nước ta là ngày nào?
Tại Đề án ban hành kèm theo Quyết định 665/QĐ-TTg năm 2008 có nội dung như sau:
Để triển khai Chỉ thị này, nhân dịp toàn quốc kỷ niệm 1.000 ngày Nam bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (23/9/1945), ngày 11 tháng 6 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Theo đó, ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược nước ta là ngày 23/09/1945.
Cụ thể, chỉ 21 ngày sau khi đất nước ta giành được độc lập, thực dân Pháp đã lộ rõ dã tâm quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Vào ngày 23/09/1945, chúng bất ngờ nổ súng tấn công Sài Gòn, chính thức châm ngòi cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Hành động này không chỉ phá vỡ nền hòa bình vừa mới được thiết lập mà còn đẩy nhân dân ta vào thử thách sinh tử trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.
Trước tình thế khẩn cấp ấy, ngày 23/09/1945, Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ đã kịp thời phát động phong trào kháng chiến. Lời hiệu triệu ấy đã khơi dậy tinh thần yêu nước mãnh liệt trong toàn thể quân và dân Nam Bộ, biến nơi đây trở thành chiến tuyến đầu tiên chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.
Chính vì thế, ngày 23/09/1945 được ghi nhận là ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược nước ta, tượng trưng cho tinh thần bất khuất và lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân ta trong thời kỳ đầu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược.
Ngày Nam Bộ kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược nước ta là ngày nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là gì?
Căn cứ mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu của chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông như sau:
- Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử, biểu hiện của năng lực khoa học đã được hình thành ở cấp trung học cơ sở; góp phần giáo dục tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại, các phẩm chất, năng lực của người công dân Việt Nam, công dân toàn cầu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại;
- Giúp học sinh tiếp cận và nhận thức rõ vai trò, đặc điểm của khoa học lịch sử cũng như sự kết nối giữa sử học với các lĩnh vực khoa học và ngành nghề khác, tạo cơ sở để học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Học sinh THPT cần đạt những yêu cầu nào khi học môn Lịch sử?
Căn cứ mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về những yêu cầu mà học sinh THPT cần đạt khi học môn Lịch sử như sau:
(1) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Lịch sử góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
(2) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử như sau:
- Tìm hiểu lịch sử gồm:
+ Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
+ Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.
+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 là như thế nào? Cần có những điều kiện gì để đạt chuẩn?
- Sưu tầm 20 câu nói hay áp dụng vào bài văn nghị luận xã hội? Quy định về sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông?
- Học lực trung bình có thi Công an được không? 2 nguyên tắc tuyển sinh trường Công an nhân dân ra sao?
- Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
- Không học sư phạm có được làm giáo viên? Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- Tại sao tháng 12 gọi là tháng Chạp? Tháng 12 học sinh Tiểu học nghỉ lễ, tết được mấy ngày?
- Ngày 24 tháng 12 là ngày gì? Học sinh tiểu học có được nghỉ không?
- Hướng dẫn viết bài văn nghị luận 500 chữ về cách ứng xử khi bị so sánh? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
- 3 mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về ước mơ và nghị lực? Yêu cầu cần đạt về đọc mở rộng môn Ngữ văn lớp 12?
- Mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện lớp 8? Những tác phẩm truyện có thể lựa chọn trong chương trình lớp 8?