Ngày 8 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024?

Ngày 8 tháng 9 hàng năm là ngày kỷ niệm gì? Ngày 8 tháng 9 có ý nghĩa như thế nào?

Ngày 8 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024?

Năm 1965, UNESCO đã chọn ngày 8 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ.

* Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024

Ngày Quốc tế xoá nạn mù chữ được kỷ niệm hàng năm nhằm nâng cao tầm quan trọng của việc biết đọc biết viết đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội.

Tại Việt Nam, ngày 8 tháng 9 năm 1945, Chính phủ đã ban hành ba sắc lệnh về chống nạn thất học, đặt sự nghiệp bình dân học vụ vừa là một phong trào cách mạng, vừa là thiết chế giáo dục của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Kể từ đó, công cuộc học tập của nhân dân Việt Nam đã bước lên tầm cao mới. Để hôm nay, phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời đã lan tỏa, góp phần xây dựng xã hội học tập trong cả nước.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Ngày 8 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024?

Ngày 8 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024? (Hình từ Internet)

Đối tượng xóa mù chữ là đối tượng nào?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng xóa mù chữ như sau:

Đối tượng xóa mù chữ
Đối tượng xóa mù chữ là những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ.

Theo đó, những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ là đối tượng xóa mù chữ.

Tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 ra sao?

* Tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ

Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 20/2014/NĐ-CP thì tiêu chuẩn công nhận cá nhân đạt chuẩn biết chữ như sau:

- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1: Hoàn thành giai đoạn 1 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành lớp 3 chương trình giáo dục tiểu học.

- Người đạt chuẩn biết chữ mức độ 2: Hoàn thành giai đoạn 2 chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ hoặc hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.

* Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1

Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 20/2014/NĐ-CP thì tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 như sau:

- Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.

- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

- Đối với tỉnh: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

* Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 20/2014/NĐ-CP thì tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 như sau:

- Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.

- Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Phương pháp đánh giá học viên Chương trình xóa mù chữ là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT thì phương pháp đánh giá học viên Chương trình xóa mù chữ như sau:

* Đánh giá bằng nhận xét

- Giáo viên quan sát học viên trong quá trình giảng dạy trên lớp và ghi chép lại các biểu hiện của học viên để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học viên;

- Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học viên, từ đó đánh giá học viên theo từng nội dung đánh giá có liên quan;

- Giáo viên trao đổi với học viên thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời;

- Giáo viên nhận xét qua việc học viên dùng hình thức nói hoặc viết để tự nhận xét bản thân và tham gia nhận xét học viên khác, nhóm học viên về việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập.

* Đánh giá bằng điểm số: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của Chương trình xóa mù chữ, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Hồ sơ đánh giá học viên Chương trình xóa mù chữ gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT thì hồ sơ đánh giá học viên Chương trình xóa mù chữ như sau:

- Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học viên.

- Hồ sơ đánh giá từng kì của mỗi học viên gồm học bạ (tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT) và bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của lớp (tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư 10/2022/TT-BGDĐT).

+ Bảng tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục của các lớp được lưu trữ tại cơ sở giáo dục theo quy định.

+ Học bạ được cơ sở giáo dục lưu trữ trong suốt thời gian học viên theo học Chương trình xóa mù chữ, được giao cho học viên khi hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 hoặc hoàn thành Chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2.

Đối với trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an quản lí, học bạ được giao cho học viên khi chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

Xóa mù chữ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 8 tháng 9 là ngày gì? Ý nghĩa của ngày 8 tháng 9 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào học viên học Chương trình xóa mù chữ được xem là hoàn thành?
Hỏi đáp Pháp luật
Các mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp tỉnh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp huyện ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về nội dung giáo dục Chương trình Xóa mù chữ theo quy định mới nhất ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục Chương trình xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
02 mức độ công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ đối với cấp xã ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Tiếng Việt trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình học môn Toán trong Chương trình Xóa mù chữ ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội tại Chương trình Xóa mù chữ có mục đích và yêu cầu ra sao?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;