Ngày 23 tháng 9 là ngày gì? Ngày này học sinh nghỉ học mấy ngày?
Ngày 23 tháng 9 là ngày gì?
Ngược dòng về lịch sử của Dân tộc Việt Nam ta thì vào ngày Ngày 23 tháng 9 dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ đã kịp thời phát động quân và dân Nam Bộ mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày Nam Bộ kháng chiến được xem là ngày mở đầu cho cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại bọn thực dân Pháp xâm lược.
Chỉ sau 21 ngày nước nhà được độc lập, thực dân Pháp dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa.
Ngày 23-9-1945, chúng nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, quân và dân Nam Bộ đã quyết chí, trên dưới một lòng quyết chiến với thực dân xâm lược nước ta lần thứ 2.
Như vậy, có thể thấy rằng ngày 23 tháng 9 là ngày Nam Bộ kháng chiến chống lại bè lũ thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
*Ghi chú: Tính đến thời điểm tháng 9/2024 thì đã là ngày kỷ niệm 79 năm ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024).
Ngày 23 tháng 9 là ngày gì? Ngày này học sinh nghỉ học mấy ngày? (Hình từ Internet)
Ngày 23 tháng 9 năm 2024 Ngày Nam Bộ kháng chiến học sinh trên cả nước nghỉ học mấy ngày?
Hiện tại pháp luật không có quy định về việc cho học sinh nghỉ học vào Ngày 23 tháng 9 năm 2024 Ngày Nam Bộ kháng chiến thì học sinh sẽ được nghỉ học vì vậy sẽ không có ngày nghỉ là bao nhiêu.
Bên cạnh đó, đối chiếu theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Thấy rằng vì học sinh sẽ nghỉ theo lịch của giáo viên và nhà trường vì vậy ngày này cũng không phải là ngày nghỉ hằng năm.
Từ đó có thể thấy rằng Ngày 23 tháng 9 năm 2024 Ngày Nam Bộ kháng chiến học sinh sẽ không được nghỉ học.
Tuy nhiên, trừ trường hợp Ngày 23 tháng 9 năm 2024 Ngày Nam Bộ kháng chiến hằng năm rơi vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật (ngày nghỉ hằng tuần) thì học sinh sẽ được nghỉ.
Năm 2024 ngày 23 tháng 9 năm 2024 rơi vào thứ 2 vì vậy học sinh vẫn sẽ đi học bình thường.
Các chính sách dành cho học sinh trên cả nước?
Học sinh - sinh viên là những người học nói chung trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay thì vậy mà học sinh trên cả nước cũng sẽ được hưởng những chính sách sau phù hợp với cấp học của mình.
Các chính sách đối với người học
Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy việc học tập đối với người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, Nhà nước đã đưa ra các chính sách được quy định từ Điều 84 đến Điều 88 Luật Giáo dục 2019, cụ thể như sau:
* Chính sách tín dụng giáo dục dành cho người học
- Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, điều kiện và thời hạn vay tiền để người học có điều kiện học tập.
- Khuyến khích xã hội hóa hoạt động tín dụng giáo dục.
* Chính sách học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
- Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại Điều 62 Luật Giáo dục 2019 và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
- Cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật.
- Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân cấp học bổng hoặc trợ cấp cho người học theo quy định của pháp luật.
- Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục hoặc công tác không đủ thời gian quy định thì phải bồi hoàn khoản kinh phí mà Nhà nước đã hỗ trợ. Thời hạn hoàn trả tối đa bằng thời gian đào tạo.
Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí theo quy định.
* Chính sách miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé khi sử dụng các dịch vụ công cộng về giao thông, giải trí, tham quan viện bảo tàng, di tích lịch sử, công trình văn hóa theo quy định của Chính phủ.
* Chế độ cử tuyển đối với người học
- Nhà nước thực hiện tuyển sinh vào trung cấp, cao đẳng, đại học theo chế độ cử tuyển đối với học sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người; học sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số.
Ngoài ra phải có chính sách tạo nguồn cử tuyển, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng này vào học trường phổ thông dân tộc nội trú và tăng thời gian học dự bị đại học.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào nhu cầu của địa phương đề xuất, phân bổ chỉ tiêu cử tuyển; cử người đi học theo tiêu chuẩn, chỉ tiêu được duyệt; xét tuyển và bố trí việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
Cơ sở giáo dục có trách nhiệm hỗ trợ cho người học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.
- Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm trở về làm việc tại địa phương nơi cử đi học; được xét tuyển và bố trí việc làm.
* Chính sách khen thưởng đối với người học
Người học có thành tích trong học tập, rèn luyện được cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục khen thưởng; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?