Ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày gì? Ngày 17 tháng 9 học sinh có phải đi học không?
Ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày gì?
Ngày 17 tháng 9 năm 2024 (dương lịch) là ngày 15 tháng 8 năm 2024 (âm lịch). Rơi vào Thứ ba trong tuần.
Tết Trung thu là vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những lễ hội truyền thống lớn và quan trọng của người Việt Nam.
Vì âm lịch và dương lịch không trùng nhau hoàn toàn nên ngày Tết Trung thu cũng thay đổi theo từng năm.
Theo đó, ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày Tết Trung thu 2024.
Ý nghĩa của Tết Trung thu 2024:
Tết Trung thu không chỉ đơn thuần là một ngày lễ, mà còn là dịp để chúng ta cùng nhau trải nghiệm những giá trị văn hóa sâu sắc.
- Đoàn viên sum họp: Giữa cuộc sống bận rộn, Tết Trung thu là thời điểm để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng thưởng thức bánh trung thu, ngắm trăng tròn và chia sẻ những câu chuyện ấm áp. Đây là dịp để tình cảm gia đình thêm gắn kết, tạo nên những kỷ niệm khó quên.
- Bảo tồn văn hóa truyền thống: Qua các hoạt động như rước đèn, múa lân, làm bánh trung thu, chúng ta không chỉ giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn truyền dạy cho thế hệ trẻ về ý nghĩa sâu sắc của Tết Trung thu.
- Vẻ đẹp của sự đoàn kết: Hình ảnh vầng trăng tròn đêm rằm tượng trưng cho sự đoàn kết, viên mãn. Mọi người cùng nhau ngắm trăng, gửi gắm những lời cầu chúc tốt đẹp cho gia đình và người thân.
- Niềm tin vào tương lai: Bánh trung thu với nhiều hình dáng và ý nghĩa khác nhau không chỉ là món ăn ngon mà còn là biểu tượng cho những ước mơ, hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Niềm vui của tuổi thơ: Tết Trung thu là dịp để các em nhỏ được vui chơi thỏa thích, nhận những món quà ý nghĩa và tạo nên những kỷ niệm đẹp tuổi thơ.
Ngày 17 tháng 9 năm 2024 là ngày gì? Ngày 17 tháng 9 học sinh có phải đi học không? (Hình từ Internet)
Ngày 17 tháng 9 học sinh có phải đi học không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ dịp lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Hiện nay không có quy định nào cụ thể việc cho học sinh nghỉ học ngày Tết trung thu. Tuy nhiên học sinh thông thường sẽ được nghỉ theo lịch của giáo viên.
Tết trung thu không thuộc một trong những ngày lễ mà giáo viên được nghỉ. Theo đó, học sinh vẫn sẽ đi học vào ngày 17 tháng 9 (Tết trung thu 2024) nếu hôm đó có lịch học.
Học sinh được gọi là trẻ em khi học lớp mấy?
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, học sinh được gọi là trẻ em khi học từ lớp 11 trở xuống.
Lưu ý: trừ trường hợp học sinh lưu ban hoặc nhập học sớm/muộn hơn độ tuổi quy định.
- Mẫu văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống lớp 8? Yêu cầu cần đạt đối với khả năng đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 8?
- Mẫu viết bài văn trình bày ý kiến về tình trạng nói tục ở học sinh hiện nay môn Ngữ văn lớp 6?
- Tóm tắt Châu Á từ nửa sau thế kỉ 19 đến đầu thế kỉ 20 môn Lịch sử lớp 8? Yêu cầu cần đạt của Chương 5 môn Lịch sử lớp 8?
- Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt ngắn nhất? Chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 gồm những nội dung gì?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội về đam mê trong cuộc sống lớp 12? Môn Ngữ văn có phải là môn học bắt buộc không?
- Soạn bài Thị mầu lên chùa ngắn nhất? Học sinh lớp 10 có được tham gia hoạt động diễn kịch trong trường không?
- Viết đoạn văn cảm nhận của em về mùa thu trong thơ ca Việt Nam? Điều kiện học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS?
- Khởi nghĩa Lam Sơn bối cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử? Khởi nghĩa Lam Sơn sẽ được học trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
- Mẫu phân tích bài thơ Cảnh Khuya lớp 8? Học sinh lớp 8 phải đọc tối thiểu bao nhiêu văn bản văn học mở rộng trong một năm học?
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?