Ngành Khoa học dữ liệu được hiểu như thế nào?

Ngành đào tạo về khoa học dữ liệu được hiểu là một ngành như thế nào? Mở ngành đào tạo trường đại học cần đáp ứng điều kiện chung nào?

Ngành Khoa học dữ liệu được hiểu như thế nào?

Khoa học dữ liệu (Data science) là ngành khoa học về việc khai phá, quản trị và phân tích dữ liệu để dự đoán các xu hướng trong tương lai và đưa ra các quyết định, chiến lược hành động.

Khoa học dữ liệu (Data science) gồm ba phần chính: tạo và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, và áp dụng kết quả phân tích thành những hành động có giá trị.

Việc phân tích và sử dụng dữ liệu dựa vào ba nguồn tri thức: toán học (thống kê toán học - Mathematical Statistics), công nghệ thông tin (máy học - Machine Learning) và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể.

Các nhóm kỹ năng cần thiết của một nhà khoa học dữ liệu bao gồm Phân tích (Analytics), Lập trình (Programming), và Kiến thức chuyên ngành (Domain Knowledge).

Có một số các môn chuyên ngành như:

Thống kê áp dụng (Applied Statistics)

Nhập môn Khoa học máy tính (Introduction to Computer Science)

Lập trình cùng Python, R hay SQL (Programming with Python/R/SQL)

Trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization)

Xác suất (Probability)

Khai phá dữ liệu (Data Mining)

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Đồng thời, Ngành Khoa học dữ liệu là một trong những ngành mới theo phụ lục 1 Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT sau đây:

Ngành Khoa học dữ liệu

>>> Tải về đầy đủ Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học.

Ngành Khoa học dữ liệu được hiểu như thế nào?

Ngành Khoa học dữ liệu được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Trường đại học thành viên của đại học vùng có được tự chủ có được mở ngành Khoa học dữ liệu không?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy chế tổ chức và hoạt động của đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học thành viên ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mở ngành đào tạo và liên kết đào tạo với nước ngoài
2. Các trường đại học thành viên của đại học vùng thực hiện quyền tự chủ ra quyết định mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 13 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP và phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hằng năm của đại học vùng.

dẫn chiếu đến điểm e khoản 1 Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học
Cơ sở giáo dục đại học thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định sau:
1. Quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn
e) Nếu đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ theo quy định tại khoản 17 thì được tự chủ mở ngành đào tạo theo quy định tại khoản 18, được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 30, Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;
... Các trường đại học thành viên của đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 và điều kiện liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 45 của Luật Giáo dục đại học (đã được sửa đổi, bổ sung), phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
Cơ sở giáo dục đại học chưa đáp ứng điều kiện theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học thì thực hiện mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các trường đại học thành viên của đại học vùng sẽ được tự chủ ra quyết định mở ngành Khoa học dữ liệu đào tạo trình độ đại học khi đáp ứng điều kiện mở ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).

Theo đó, các trường đại học thành viên của đại học được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ đại học khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện được mở ngành đào tạo trình độ đại học quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 33 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018);

- Điều kiện được thực hiện quyền tự chủ của các trường đại học thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).

Điều kiện chung để các trường đại học mở ngành đào tạo là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT, cơ sở đào tạo là trường đại học phải đáp ứng điều kiện chung khi mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ, bao gồm:

(1) Đáp ứng các yêu cầu đối với ngành đào tạo và trình độ đào tạo dự kiến mở.

(2) Đáp ứng các yêu cầu về đội ngũ giảng viên.

(3) Đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất

(4) Chương trình đào tạo của ngành đề xuất mở được xây dựng, thẩm định và ban hành bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo của lĩnh vực, nhóm ngành, ngành đào tạo và phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

(5) Cơ sở đào tạo đã có đơn vị chuyên môn cấp khoa hoặc tương đương để quản lý các hoạt động chuyên môn, giảng viên, người học và các nhiệm vụ quản lý khác đối với ngành đào tạo dự kiến mở.

(6) Cơ sở đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện tối thiểu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để sẵn sàng chuyển sang dạy học trực tuyến bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định.

(7) Hội đồng trường đã có nghị quyết thông qua chủ trương mở ngành đào tạo của cơ sở đào tạo.

Trong trường hợp cơ sở đào tạo chưa có hội đồng trường phải có văn bản phê duyệt chủ trương mở ngành đào tạo của cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở đào tạo.

Đào tạo trình độ đại học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
2 trường hợp bị đình chỉ tuyển sinh một ngành đào tạo theo Thông tư 12?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 05/01/2025, trường đại học bị đình chỉ ngành đào tạo khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt đại học hệ chính quy và đại học hệ vừa làm vừa học trong giáo dục Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định mới thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo đại học phải đáp ứng yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
01 tín chỉ đại học học trong bao lâu? 4 năm đại học có bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
7 điều kiện để các trường đại học mở ngành đào tạo mới là gì? Điều kiện về giảng viên khi mở ngành đào tạo trình độ đại học mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường đại học muốn đào tạo liên thông bắt buộc phải có quyết định mở ngành đào tạo theo hình thức chính quy?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngành tâm lý học học trường nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học văn bằng 2 đại học là gì? Mất bao lâu thì học xong văn bằng 2 đại học?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 167

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;