Mức xử phạt khi dạy không đủ số giờ học quy định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là bao nhiêu?
Mức xử phạt khi dạy không đủ số giờ học quy định là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP xử phạt hành vi không dạy đủ số giờ học được quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức giảng dạy
...
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không dạy đủ số giờ học hoặc khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học, mô-đun trong chương trình đào tạo theo các mức phạt sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm dưới 5% tổng số giờ học;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 5% đến dưới 10% tổng số giờ học;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 15% tổng số giờ học;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 15% đến dưới 20% tổng số giờ học;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% tổng số giờ học trở lên.
Như vậy, mức phạt nhẹ nhất cho hành vie không dạy đúng số giờ học quy định là phạt cảnh cáo nếu thiếu dưới 5% tổng số giờ học và cao nhất là 20.000.000 đồng nếu thiếu trên 20% tổng số giờ học.
Lưu ý: Mức phạt này là mức phạt hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
Đối với tổ chức, mức phạt hành vi trên được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần; trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; biện pháp đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp và các Nghị định trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
3. Mức phạt tiền trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
...
c) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức;
Theo đó, mức phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức là gấp 02 lần so với mức phạt của cá nhân. Như vậy, tổ chức có hành vi không dạy đủ số giờ học quy định có thể bị phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tại điểm a khoản 5 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP và điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP như sau:
- Buộc dạy đủ số giờ học, khối lượng học tập, kiến thức tối thiểu của các môn học hoặc mô-đun trong chương trình đào tạo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP;
- Buộc hủy bỏ kết quả kiểm tra, thi kết thúc môn học, mô-đun đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d và đ khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2022/NĐ-CP.
Mức xử phạt khi dạy không đủ số giờ học quy định là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 88/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là 01 năm.
Cụ thể, thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được bổ sung bởi điểm b khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
+ Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
+ Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
- Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định nêu trên.
Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn được quy định nêu trên mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Giáo viên giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện bao nhiêu nhiệm vụ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 07/2023/TT-BLDTBXH quy định giáo viên giáo dục nghề nghiệp phải thực hiện 05 nhiệm vụ gồm:
- Giảng dạy trình độ sơ cấp; đánh giá kết quả học tập, kết quả thi tốt nghiệp của người học;
- Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và thực tiễn nghề nghiệp;
- Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun được phân công giảng dạy; thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp;
- Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; tham gia bồi dưỡng cho giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất; luyện thi cho người học tham gia kỳ thi tay nghề các cấp.
- Mẫu suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục? Đánh giá thường xuyên môn Ngữ văn lớp 9 mấy lần?
- Các biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ? Học sinh lớp 12 thi học sinh giỏi có môn thi Ngữ văn không?
- Top 10+ đoạn văn tả bạn thân lớp 5? Hiệu trưởng có thẩm quyền xác nhận hoàn thành chương trình của học sinh tiểu học không?
- Hồ sơ xin phép trường dành cho người khuyết tật hiện nay?
- Quy trình tuyển sinh lớp 6 từ ngày 14/02/2025 ra sao?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm ngoại ngữ tin học là gì?
- Trung ương Cục miền Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
- Hoàn cảnh và ý nghĩa của lời kêu gọi Không có gì quý hơn độc lập tự do? Mạch nội dung môn Lịch sử lớp 12 như thế nào?
- Mẫu bài phát biểu Tết trồng cây 2025 mới nhất? Quy định về việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường hiện nay ra sao?
- Hoàn cảnh ra đời câu nói miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi của Chủ tịch Hồ Chí Minh?