Mức vay vốn sinh viên tối đa là bao nhiêu tiền một tháng?
Mức vay vốn sinh viên tối đa là bao nhiêu tiền một tháng?
Căn cứ tại Điều 5 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg quy định về mức vốn cho vay như sau:
Mức vốn cho vay:
1. Mức vay vốn tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Như vậy, mức vay vốn sinh viên tối đa 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Mức vay cụ thể đối với từng sinh viên sẽ theo quy định của Ngân hàng chính sách căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Mức vay vốn sinh viên tối đa là bao nhiêu tiền một tháng? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được vay vốn sinh viên là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg thì điều kiện để sinh viên được vay vốn như sau:
- Sinh viên đang sinh sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho vay có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg.
- Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường.
- Đối với sinh viên từ năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu.
Sinh viên nào được vay vốn sinh viên?
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg thì đối tượng được vay vốn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
- Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
- Sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
+ Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
+ Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
Hồ sơ, thủ tục cho vay vốn sinh viên trong trường hợp sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn 2162A/NHCS-TD năm 2007 được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Công văn 1485/NHCS-TDSV năm 2018 thì hồ sơ cho vay và quy trình cho vay vốn sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội như sau:
* Hồ sơ cho vay
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay kèm Giấy xác nhận của nhà trường (bản chính) hoặc Giấy báo nhập học (bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực.
* Quy trình cho vay:
Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kèm Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện.
Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.
Bước 3: Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
Bước 4: NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND cấp xã.
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác cho vay) và Tổ TK&VV để thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay
- Thực hành viết báo cáo về vấn đề dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á lớp 11? Yêu cầu cần đạt trong nội dung khu vực Tây Nam Á của học sinh lớp 11?
- Những mẫu bài văn nghị luận lớp 7 học kì 1? Nội dung kiến thức văn học môn Ngữ văn lớp 7?
- Soạn bài Chiếc lá đầu tiên? 5 nhiệm vụ dành cho học sinh lớp 10 năm học mới 2024 2025?
- Mẫu Thuyết minh về cây lúa nước ngắn gọn? Học sinh lớp 9 có thành tích học tập xuất sắc thì có được nhận giấy khen không?
- Đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 vòng 8 năm 2024 2025 chi tiết nhất? 05 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 3?
- Mẫu Viết báo cáo về Ngôn ngữ giao tiếp trong Truyện Kiều - Nguyễn Du? Nội dung chuyên đề văn học trung đại lớp 11?
- Top 5 đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình lớp 5? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh lớp 5 theo bao nhiêu mức?
- Mẫu Đề thi Công nghệ lớp 3 học kì 1 mới nhất? Hiện nay học sinh lớp 3 có những nhiệm vụ gì cần thực hiện?
- Mẫu nhận xét học sinh tiểu học cuối kì 1 2024-2025 mới nhất? Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học ra sao?
- Từ năm 2025 thay đổi cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT giữa điểm học bạ và điểm thi theo tỷ lệ 50-50?