Mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2024-2025 là bao nhiêu?
- Mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2024-2025 là bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
- Sinh viên học các ngành nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giảm 70% học phí?
- Quy định về quản lý và sử dụng học phí ra sao?
Mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2024-2025 là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP thì mức trần học phí giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2024-2025 như sau:
Mức trần học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên năm học 2024-2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản khác có liên quan.
Sinh viên học các ngành nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giảm 70% học phí?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được giảm 70% học phí như sau:
Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ được giảm 70% học phí, đó là các ngành sau:
- Nhạc công kịch hát dân tộc;
- Nhạc công truyền thống Huế;
- Đờn ca tài tử Nam Bộ;
- Diễn viên sân khấu kịch hát;
- Nghệ thuật biểu diễn dân ca;
- Nghệ thuật ca trù;
- Nghệ thuật bài chòi;
- Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
Quy định về quản lý và sử dụng học phí ra sao?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 81/2021/NĐ-CP thì quản lý và sử dụng học phí như sau:
- Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở giáo dục thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
- Cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.
- Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?
- Điểm GPA là gì? Quy đổi điểm GPA ở đại học theo xếp loại học lực như thế nào?
- Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?
- Hội đồng trường của trường phổ thông tư thục là gì? Cơ cấu tổ chức trường phổ thông tư thục như thế nào?
- Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?
- Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bảng cam kết không tái phạm 2024?