Mục tiêu Chương trình Xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ra sao?
Mục tiêu Chương trình Xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ra sao?
Căn cứ Mục 2 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT mục tiêu Chương trình Xóa mù chữ là cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết nhằm:
- Giúp học viên hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu quê hương, đất nước, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, có ý thức, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Giúp học viên bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn; phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học, các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Giúp học viên dần hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống; biết tôn trọng các quy luật của tự nhiên, biết ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững môi trường và xã hội.
Hình thành và phát triển năng lực khoa học xã hội thông qua khả năng nhận thức khoa học xã hội, tìm hiểu xã hội và vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để tự tìm hiểu, khám phá bản thân, cộng đồng, xã hội, phân tích và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.
- Giúp học viên hình thành và phát triển năng lực công nghệ và tin học qua các hoạt động: nhận thức công nghệ; sử dụng công nghệ; sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học tập và tự học.
Mục tiêu Chương trình Xóa mù chữ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học viên trong Chương trình Xóa mù chữ là gì?
Căn cứ Mục 2 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, Chương trình Xóa mù chữ hình thành và phát triển cho học viên những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Phẩm chất | Biểu hiện |
Yêu nước | - Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa đối với những người có công với quê hương, đất nước. - Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa; chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa. - Tự giác thực hiện và vận động người khác thực hiện các quy định của pháp luật, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Đấu tranh với các âm mưu, hành động xâm phạm lãnh thổ, biên giới quốc gia, các vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia bằng thái độ và việc làm phù hợp với quy định của pháp luật. |
Nhân ái | - Yêu thương, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình; sẵn sàng cảm thông, giúp đỡ, bênh vực, chia sẻ với người yếu thế, thiệt thòi (người ốm yếu, khuyết tật,...), người bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch họa. - Nâng cao ý thức về các đạo lí tốt đẹp của dân tộc “Kính trên, nhường dưới”, “Tôn sư, trọng đạo”. - Tôn trọng danh dự, sức khỏe và cuộc sống riêng tư của người khác. - Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xúy, không tham gia các hành vi bạo lực. - Tích cực, chủ động tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng. - Tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác. |
Chăm chỉ | - Đi học đầy đủ, đúng giờ; hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. Ham học hỏi, thích đọc sách, báo để mở rộng hiểu biết. - Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất. - Tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia lao động, sản xuất trong gia đình và các công việc chung của cộng đồng. |
Trung thực | - Thật thà, ngay thẳng trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày; mạnh dạn nói lên ý kiến của mình. Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm. - Không xâm phạm của công hoặc tài sản riêng (đồ vật, tiền bạc, thông tin, ...) của người thân và những người xung quanh. - Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; nhận thức và hành động theo lẽ phải, sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt. - Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống, các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật. |
Trách nhiệm (với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường sống) | - Có ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe bản thân; sinh hoạt nề nếp. - Sẵn sàng chịu trách nhiệm về những lời nói và hành động của bản thân. Có ý thức làm tròn bổn phận với người thân và gia đình. Luôn giữ lời hứa; mạnh dạn nhận lỗi, sửa lỗi. - Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình. Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình. Quan tâm đến các công việc của gia đình. - Tự giác thực hiện nghiêm túc và nhắc nhở người thân chấp hành các quy định, quy ước nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương; giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công. Tích cực tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, xã hội. - Không gây mất trật tự, cãi nhau, đánh nhau. Tích cực tham gia, vận động người khác chấp hành đúng các quy định của pháp luật và tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật. - Yêu thiên nhiên; tích cực, chủ động tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên. - Có ý thức giữ vệ sinh môi trường: chăm sóc, bảo vệ cây xanh và các con vật có ích; sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên; có ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên. |
Chương trình Xóa mù chữ được chia thành hai giai đoạn như thế nào?
Căn cứ Mục 3 Phần 1 Chương trình Xóa mù chữ ban hành kèm theo Thông tư 33/2021/TT-BGDĐT, Chương trình Xóa mù chữ được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Gồm 03 môn học (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội). Tổng thời lượng là 1.005 tiết; chia 03 kỳ học (kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3).
Giai đoạn 2: Gồm 04 môn học (Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí). Tổng thời lượng là 949 tiết; chia 02 kỳ học (kỳ 4, kỳ 5). Kỳ 5 có các chuyên đề học tập tự chọn, nằm trong tổng thời lượng của môn học.
Tổng thời lượng Chương trình xóa mù chữ là 1.954 tiết
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?
- Văn tả về ông của em lớp 5 ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 mới nhất 2024 là gì?