Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
- Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
- Thời gian thực tế làm việc nào làm căn cứ tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn?
- Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề là từ đâu?
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về phụ cấp ưu đãi theo nghề, cụ thể như sau:
Phụ cấp ưu đãi theo nghề
Phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này, gồm:
1. Công chức, viên chức và người lao động là nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
2. Công chức, viên chức và người lao động trực tiếp làm công tác chuyên môn y tế trong các cơ sở y tế của Nhà nước bao gồm: Trạm y tế cấp xã; Trạm y tế cơ quan, trường học; Phòng khám đa khoa khu vực; Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế, Bệnh viện và các cơ sở y tế khác từ cấp xã trở lên;
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng, nhân viên quân y trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các Trạm y tế kết hợp quân dân y.
Như vậy, giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên công tác tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian thực tế làm việc nào làm căn cứ tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với giáo viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp
1. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
b) Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
...
Như vậy, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), gồm:
- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội;
- Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
Xem thêm>> Giáo viên mầm non không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi khi nào?
Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề là từ đâu?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện và trách nhiệm chi trả
1. Nguồn kinh phí:
a) Đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thì nguồn kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp (nếu có).
2. Trách nhiệm chi trả:
a) Đối với phụ cấp thu hút; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phụ cấp ưu đãi theo nghề; trợ cấp tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ; phụ cấp lưu động và phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số đối với nhà giáo, viên chức quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì đối tượng thuộc danh sách trả lương của cơ quan, tổ chức, đơn vị nào do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó chi trả;
b) Đối với trợ cấp lần đầu nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đối tượng nhận công tác chi trả. Trường hợp biệt phái thì cơ quan, tổ chức, đơn vị cử biệt phái chi trả;
c) Đối với trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề đến từ:
- Đối với cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang thì nguồn kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn;
- Đối với công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thì kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị sự nghiệp (nếu có).
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?