Mức hỗ trợ đối với trường phổ thông dân tộc bán trú ở xã đặc biệt khó khăn ra sao?
- Mức hỗ trợ đối với trường phổ thông dân tộc bán trú ở xã đặc biệt khó khăn ra sao?
- Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của trường phổ thông dân tộc nội trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn?
- Học sinh tại thôn, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ bao nhiêu ký gạo?
- Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh tại thôn, xã đặc biệt khó khăn như thế nào?
Mức hỗ trợ đối với trường phổ thông dân tộc bán trú ở xã đặc biệt khó khăn ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP thì trường phổ thông dân tộc bán trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mức như sau:
- Đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành;
- Mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, máy thu hình, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục, thể thao và các vật dụng khác cho học sinh bán trú với mức hỗ trợ 100.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
- Lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, mua các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000 đồng/học sinh bán trú/năm học;
- Trường hợp trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh, số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; nhưng mỗi trường chỉ được hưởng không quá 05 lần định mức nêu trên/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm.
Mức hỗ trợ đối với trường phổ thông dân tộc bán trú ở xã đặc biệt khó khăn ra sao? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của trường phổ thông dân tộc nội trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 116/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị hưởng chính sách hỗ trợ của trường phổ thông dân tộc nội trú ở thôn, xã đặc biệt khó khăn gồm:
- Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;
- Danh sách học sinh bán trú đang học tại trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.
Học sinh tại thôn, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ bao nhiêu ký gạo?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mức hỗ trợ
1. Học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với mức hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ tiền ăn: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
b) Hỗ trợ tiền nhà ở: Đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
c) Hỗ trợ gạo: Mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
...
Như vậy, học sinh tại thôn, xã đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mỗi tháng 15 kg gạo/học sinh. Học sinh được hỗ trợ gạo không quá 9 tháng/năm học/học sinh.
Quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh tại thôn, xã đặc biệt khó khăn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 116/2016/NĐ-CP thì quy trình tổ chức hỗ trợ gạo cho học sinh tại thôn, xã đặc biệt khó khăn như sau:
Bước 1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ gạo cho học sinh
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của năm học với nội dung gồm:
+ Số lượng học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ: Tổng hợp số lượng học sinh theo từng đối tượng, từng trường của từng địa phương;
+ Số lượng gạo cần hỗ trợ (tính cho cả năm học tối đa 9 tháng/năm học/học sinh);
+ Đơn vị tiếp nhận gạo: Là tổ chức, đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận gạo dự trữ quốc gia;
+ Thời gian dự kiến tiếp nhận gạo trong năm học: Ghi rõ ngày, tháng nhận gạo (theo số đợt tiếp nhận gạo từng học kỳ).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch về nhu cầu hỗ trợ gạo cho học sinh của tỉnh gửi Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
Bước 2. Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh
Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định hỗ trợ gạo cho học sinh các địa phương trong năm học; thời gian ban hành Quyết định hỗ trợ gạo trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
Bước 3. Phương thức vận chuyển, giao nhận
- Các đơn vị dự trữ quốc gia tự tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ cho học sinh và giao cho đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tại trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của các tỉnh được hỗ trợ;
- Đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh tổ chức vận chuyển gạo dự trữ quốc gia từ trung tâm quận, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đến các trường học, cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ.
* Thời gian giao nhận gạo
Thời gian giao nhận gạo cụ thể thực hiện theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng không quá 2 lần/học kỳ.
* Quy trình xuất cấp gạo
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xuất cấp gạo dự trữ quốc gia để hỗ trợ cho học sinh tại các địa phương;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận gạo và cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ theo quy định.
* Quản lý và sử dụng gạo hỗ trợ học sinh
- Gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh khi xuất cấp, tiếp nhận phải được quản lý chặt chẽ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo đơn vị tiếp nhận gạo của tỉnh chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương để có kế hoạch triển khai thực hiện, phân phối kịp thời gạo dự trữ quốc gia đến đúng đối tượng quy định. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, phân phối, sử dụng gạo hỗ trợ cho học sinh của địa phương mình;
- Định kỳ kết thúc năm học, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo việc tiếp nhận, phân phối gạo cho học sinh đến Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
- Top 3+ tả cây bóng mát lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Top 8 mẫu Phân tích một yếu tố phá cách trong Bảo kính cảnh giới 150 từ? Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 10 có gì?
- Khai bút đầu năm là gì? Khai bút đầu năm 2025 nên viết gì? Năm học 2024 2025 đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư nào?