Mục đích sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học?
Mục đích sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 1 Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2020, để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT và nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với cấp Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn đối với cấp Tiểu học, trong đó mục đích sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học như sau:
- Giúp các cấp quản lý thống nhất nội dung chỉ đạo về sinh hoạt chuyên môn; xây dựng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn về các nội dung tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học để thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học; nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở các cơ sở giáo dục tiểu học.
Mục đích sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học? (Hình từ Internet)
Yêu cầu khi sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 1 Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2020, yêu cầu khi sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học gồm:
- Cấp có thẩm quyền thực hiện công tác chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức sinh hoạt chuyên môn chất lượng và hiệu quả, đảm bảo mục tiêu giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, phù hợp với địa phương, điều kiện thực tế nhà trường.
- Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt Kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn, không đánh giá giáo viên và không xếp loại giờ dạy trong sinh hoạt chuyên môn.
- Cán bộ quản lý, giáo viên tích cực, trách nhiệm, tự giác thực hiện các nội dung sinh hoạt chuyên môn theo quy định, chủ động đề xuất các nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.
Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo nghiên cứu bài học như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 2 Công văn 1315/BGDĐT-GDTH năm 2020, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học theo nghiên cứu bài học như sau:
Bước 1. Xây dựng bài học minh họa
- Tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt chuyên môn.
Việc lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm bảo các giáo viên trong tổ chuyên môn đều lần lượt tham gia.
Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng ký dạy học minh họa.
- Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa.
Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học.
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kỹ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Lưu ý, không tổ chức dạy trước bài học minh họa.
Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ
Trên cơ sở bài học minh họa đã được xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ chuyên môn dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
- Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kỹ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lý những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lý.
- Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.
Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
Bước 3. Phân tích bài học
Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:
+ Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập; thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.
+ Tổ chức hoạt động học cho học sinh:
Cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.
+ Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,...); sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lý, sinh lý học sinh; không khí lớp học,...
Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày
Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?
- Loại gió thịnh hành ở nước ta vào mùa hạ có hướng gì? Học viên giáo dục thường xuyên cấp THCS được đánh giá bằng điểm số ra sao?
- Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu tỉnh thành phố?
- Mẫu Viết thư mời dự tiệc Giáng sinh bằng Tiếng Anh hay nhất? Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là gì?
- Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa rừng Trần Hưng Đạo? 4 hình thức khen thưởng học sinh THCS?
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?