19:00 | 23/07/2024

Mục đích bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non là gì?

Bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho giáo viên cơ sở mầm non là hoạt động nhằm mục đích gì?

Mục đích bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non là gì?

Căn cứ Điều 3 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT), thì mục đích bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non nhằm:

(1) Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.

(2) Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.

Mục đích bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non là gì?

Mục đích bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non là gì? (Hình từ Internet)

Có mấy nguyên tắc khi thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non?

Theo Điều 4 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, có quy định về nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở giáo dục mầm non được quy định như sau:

[1] Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành.

[2] Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.

[3] Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng thường xuyên.

[4] Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.

Như vậy, theo quy định trên thì sẽ có 4 nguyên tắc khi thực hiện bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non.

Các loại hình bồi dưỡng thường xuyên gồm những loại nào?

Căn cứ theo Điều 6 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, quy định về phương pháp và loại hình tổ chức BDTX như sau:

Phương pháp và loại hình tổ chức BDTX
1. Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với giáo viên và cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên và giữa cán bộ quản lý với nhau.
2. Loại hình tổ chức BDTX:
a) Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung BDTX đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập BDTX; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này.
b) Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình BDTX và các quy định tại Quy chế này;
c) Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này đảm bảo hiệu quả và yêu cầu BDTX giáo viên, cán bộ quản lý.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì loại hình bồi dưỡng thường xuyên gồm:

(1) Thực hiện bồi dưỡng tập trung;

(2) Thực hiện bồi dưỡng từ xa;

(3) Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa.

Bồi dưỡng thường xuyên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở nào có nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân năm học dành cho giáo viên các cấp? Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng Nhà giáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học có bao nhiêu mô đun?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng giáo viên phổ thông phải bồi dưỡng thường xuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Hỗ trợ 1,2 triệu khi giáo viên TPHCM tham gia bồi dưỡng thường xuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn lựa chọn mô đun chương trình bồi dưỡng 03 thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
GVPT 15 về ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn sổ tay hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ra sao?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 1242

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;