Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 27/2012/TT-BGDĐT quy định về mục đích bồi dưỡng như sau:
Mục đích bồi dưỡng
Trang bị cho đối tượng bồi dưỡng hệ thống các kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo.
Như vậy, mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là nhằm trang bị cho đối tượng bồi dưỡng hệ thống các kiến thức và kỹ năng thực hành sư phạm để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo.
Cụ thể tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Mục đích bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là gì? (Hình từ Internet)
Những ai được đăng kí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT?
Căn cứ Mục 2 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT quy định về đói tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
2. Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Như vậy, những đối tượng sau đây được đăng kí bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT:
- Những người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với một trong các môn học của cấp THCS, cấp THPT có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS/THPT.
- Các tổ chức và cá nhân liên quan có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT là gì?
Căn cứ Mục 2 Chương trình và thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng trở thành giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm THCS, THPT như sau:
- Về phẩm chất nhà giáo:
+ Tôn trọng, tin tưởng vào khả năng học tập và sự thay đổi tích cực của học sinh; sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong học tập;
+ Cam kết nuôi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng học sinh, sẵn sàng tư vấn học sinh về tâm lý học đường, phương pháp học tập tích cực và về lựa chọn, phát triển nghề nghiệp;
+ Yêu nghề, tận tâm với nghề; tin tưởng và tự hào về nghề dạy học; ý thức được sự cần thiết của việc tự học, tự nghiên cứu suốt đời đối với nhà giáo.
- Về năng lực giáo dục:
+ Thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục đáp ứng các yêu cầu của trường phổ thông; thực hiện được công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức được hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh;
+ Biết cách phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Về năng lực dạy học:
+ Vận dụng được tri thức khoa học chuyên ngành để triển khai dạy học các nội dung của chương trình môn học cấp THCS/THPT;
+ Xây dựng được kế hoạch dạy học môn học cấp THCS/THPT đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông;
+ Xây dựng được kế hoạch bài học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh THCS/THPT và môi trường giáo dục; tổ chức được hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT;
+ Đánh giá được quá trình và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu môn học cấp THCS/THPT;
+ Xây dựng và quản lý được hồ sơ dạy học; ứng dụng được công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học và quản lý học sinh.
- Về năng lực định hướng sự phát triển học sinh: Tìm hiểu được đối tượng giáo dục; có khả năng tư vấn, tham vấn giáo dục, hỗ trợ học sinh phát triển cá nhân.
- Về năng lực hoạt động xã hội: Thực hiện nghiêm túc những quy định về văn hóa ứng xử và về trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường; tham gia có hiệu quả các hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục; hướng dẫn được học sinh tham gia hoạt động cộng đồng gắn với giáo dục.
- Về năng lực phát triển nghề nghiệp:
+ Nhận thức đúng về phát triển nghề nghiệp của bản thân; tham gia có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học;
+ Xây dựng được đề cương nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tiễn giáo dục; xây dựng được kế hoạch phát triển nghề nghiệp của bản thân.
- Lịch nghỉ Tết học sinh Hà Nội 2025? Trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục học sinh các cấp thế nào?
- 8+ viết đoạn văn ngắn kể về việc em được làm chung với gia đình trong dịp Tết?
- Top 3+ mẫu văn tả người thân ngắn gọn nhất? Mục tiêu chung và mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?
- 15+ bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 hay, chọn lọc? Mục tiêu giáo dục là gì?
- 3+ Kể một chuyến về thăm quê dịp Tết Nguyên Đán 2025? Đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 6 mức khá thì điểm trung bình môn là bao nhiêu?
- Thuyết minh về một lễ hội truyền thống ở quê hương em? Học sinh lớp 7 có được phép sử dụng máy tính laptop trong khi học không?
- Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?