Một số mẫu lập dàn ý cho bài văn kể lại 1 câu chuyện lớp 4? Nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao gồm những gì?
Mẫu lập dàn ý kể lại một câu chuyện lớp 4?
Dưới đây là một số đề tài và mẫu mẫu lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện bài tập trang 61 sách Tiếng Việt lớp 4 thuộc bộ sách Kết nối tri thức:
Đề 1
Kể lại câu chuyện cổ tích mà em thích:
Mở bài
- Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em yêu thích.
- Giới thiệu sơ lược về nhân vật chính và bối cảnh trong câu chuyện.
Thân bài
Bối cảnh ban đầu:
+ Kể về hoàn cảnh sống và các nhân vật chính trong câu chuyện.
+ Nhân vật chính có thể gặp phải khó khăn hoặc sống trong hoàn cảnh không may mắn (ví dụ: Cô Tấm bị mẹ ghẻ đối xử tệ bạc, chàng Thạch Sanh sống một mình trong rừng).
- Những sự việc chính:
+ Miêu tả những tình huống gay cấn mà nhân vật chính trải qua.
+ Các tình huống gặp thử thách hoặc bị ức hiếp (như Cô Tấm bị Cám ganh ghét, Thạch Sanh bị Lý Thông lừa dối).
- Sự xuất hiện của các vị thần, thánh,... giúp đỡ nhân vật chính (ví dụ: như ông Bụt giúp đỡ Cô Tấm, thần linh ban sức mạnh cho Thạch Sanh).
- Chi tiết cao trào:
+ Miêu tả đoạn nhân vật chính vượt qua khó khăn, giành được hạnh phúc hoặc chiến thắng cái ác
+ Nêu cách nhân vật dùng trí thông minh, lòng tốt để vượt qua thử thách.
- Kết thúc câu chuyện:
+ Kể lại kết thúc của câu chuyện: nhân vật chính được đền đáp xứng đáng, cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Kẻ xấu bị trừng phạt hoặc nhận bài học thích đáng.
Kết bài
- Cảm nghĩ của em về câu chuyện: Em thích điều gì nhất? Câu chuyện mang đến bài học gì?
- Rút ra ý nghĩa hoặc bài học từ câu chuyện, như lòng tốt luôn được đền đáp, cái ác phải bị trừng trị.
Đề 2
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt
Mở bài
- Giới thiệu tên câu chuyện và ấn tượng của em khi đọc.
- Giới thiệu ngắn về nhân vật chính và tình huống mở đầu câu chuyện.
Thân bài
- Hoàn cảnh của câu chuyện:
+ Kể về bối cảnh mà câu chuyện diễn ra.
+ Nhân vật chính sống trong hoàn cảnh ra sao, có tính cách hoặc đặc điểm nào đặc biệt.
- Các sự kiện chính:
+ Miêu tả diễn biến của câu chuyện qua các sự kiện quan trọng.
+ Những điều mà nhân vật chính đã gặp phải, có thể là thử thách, khó khăn hay tình huống bất ngờ.
+ Cách nhân vật chính phản ứng hoặc vượt qua khó khăn.
- Chi tiết cao trào:
+ Miêu tả đoạn cao trào khi câu chuyện trở nên hấp dẫn và gay cấn.
+ Nhân vật chính làm gì để giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục tiêu.
- Kết thúc câu chuyện:
+ Kể lại kết quả của câu chuyện, nhân vật chính nhận được gì (bài học, niềm vui, phần thưởng).
+ Những nhân vật khác phản ứng thế nào trước kết quả đó.
Kết bài
- Cảm nghĩ của em về câu chuyện: Em học được bài học gì? Điều gì làm em nhớ mãi?
- Chia sẻ bài học rút ra từ câu chuyện, như lòng trung thực, tình bạn, hoặc lòng dũng cảm.
Lưu ý: Mẫu lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Học sinh có thể lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện theo ý mình.
Mẫu dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện lớp 4? Nội dung, phương pháp đánh giá học sinh tiểu học bao gồm những gì?
Nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Phương pháp đánh giá học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, phương pháp đánh giá học sinh được quy định như sau:
- Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
- Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
- Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội 600 chữ về sự thiếu kiên nhẫn của tuổi trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt khi tìm hiểu phong cách sáng tác của lớp 12?
- Công thức tính mol? Công thức tính mol có được học trong môn Khoa học tự nhiên lớp 8 không?
- Mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội lớp 5? 05 kiểu văn bản mà học sinh lớp 5 được học là gì?
- Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
- Cách mở bài hay nhất cho tất cả các tác phẩm văn học lớp 12? Môn Ngữ văn lớp 12 có những nội dung gì?
- Cách viết kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 trong bản kiểm điểm cuối năm 2024?
- Top 05 mẫu bài nghị luận xã hội 600 chữ về những vấn đề tiêu cực trong giới trẻ hiện nay? Có mấy kiểu văn bản trong môn Ngữ văn lớp 12?
- Mẫu báo cáo nghiên cứu đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ đã học?
- Toàn văn Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT?
- Mẫu viết bài văn tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết môn Ngữ văn lớp 6? Học sinh lớp 6 được hưởng những quyền lợi gì khi đi học?