Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?

Tìm hiểu mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là như thế nào? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?

Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì?

Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là nội dung mà sinh viên được học trong môn lí luận nhà nước và pháp luật. Cụ thể:

Mối quan hệ giữa chức năng của nhà nước và bản chất nhà nước là mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, trong đó chức năng thuộc phạm trù hình thức còn bản chất thuộc phạm trù nội dung.

Chức năng của nhà nước là sự thể hiện ra bên ngoài bản chất của nhà nước. Khi nhà nước thực hiện những phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước, nó cho biết nhà nước của ai, do ai và vì ai. Nhà nước thực hiện các phương diện hoạt động cơ bản nào, theo hình thức, biện pháp nào và thực hiện nhằm mục đích gì sẽ thể hiện bản chất của nhà nước đó.

Bản chất nhà nước sẽ tác động rất lớn đến các phương diện hoạt động của nhà nước. Việc ưu tiên thực hiện nhiệm vụ, chức năng nào, theo cách thức nào tuỳ thuộc vào ai nắm quyền lực nhà nước.

Lưu ý: nội dung mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước chỉ mang tính chất tham khảo!

Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?

Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?

Tại Điều 25 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định như sau:

Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện;
b) Xác định nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của nhân dân;
c) Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;
d) Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của bộ, ngành;
đ) Chỉ đạo các trường, cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.

Như vậy, trong công tác giáo dục pháp luật Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.

Nội dung giáo dục pháp luật bao gồm những gì?

Theo Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 các nội dung giáo dục pháp luật bao gồm:

- Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.

- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.

Lý luận nhà nước và pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu đặc trưng của nhà nước là gì? Một số môn bắt buộc của sinh viên năm nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của nhà nước là gì? Phân loại chức năng của nhà nước? Nội dung giáo dục pháp luật ở cấp đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mối quan hệ giữa chức năng với bản chất nhà nước là gì? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, phân loại trách nhiệm pháp lý? Vai trò của Nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức của pháp luật là gì? 3 hình thức của pháp luật? Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ pháp luật là gì? Các đặc điểm của quan hệ pháp luật? Các nguyên tắc giáo dục pháp luật hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguồn gốc của pháp luật là gì? Nhà nước có chính sách gì để phổ biến, giáo dục pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Vi phạm pháp luật là gì? Các dấu hiệu vi phạm pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 902

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;