Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?

Có phải mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật? Các hành vi nào mà Nhà nước nghiêm cấm trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật?

Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?

Nhận định trên là một nhận định sai. Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, nhưng hành vi trái pháp luật chưa chắc đã là hành vi vi phạm pháp luật.

Để một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật cần phải thõa mãn 4 yếu tố cấu thành là mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em (chưa đến độ tuổi theo quy định của pháp luật) cũng không được coi là vi phạm pháp luật vì họ không có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình.

Ví dụ, căn cứ theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...

Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
...

Như vậy, hành vi trộm cắp là hành vi trái pháp luật hình sự, tuy nhiên không phải trường hợp trộm cắp cũng bị xử lý hình sự, còn phụ thuộc vấn đề có thỏa mãn cấu thành tội phạm.

Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?

Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng không? (Hình ảnh từ Internet)

Học sinh có trách nhiệm tìm hiểu pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 về quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân như sau:

Quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân
1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật

Như vậy, theo quy định trên thì học sinh có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.

Phổ biến, giáo dục pháp luật phải đáp ứng những nguyên tắc nào?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về 05 nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

(1) Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.

(2) Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.

(3) Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.

(4) Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.

(5) Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.

Các hành vi nào mà Nhà nước nghiêm cấm trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 nhà nước nghiêm cấm các hành vi sau đây trong phổ biến, giáo dục pháp luật:

- Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

Giáo dục pháp luật
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
50 câu hỏi có đáp án Cuộc thi trực tuyến Tầm nhìn xuyên thế kỷ trên Nền tảng học tập lý luận tỉnh Đồng Nai?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu lịch sử truyền thống 65 năm kết nghĩa Hải Dương với Phú Yên?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết đáp án cuộc thi trực tuyến tuyên truyền cải cách hành chính năm 2024 tỉnh Hải Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi Luật kinh tế HVNH mới nhất? Quyền của sinh viên đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy? Cơ quan nào có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày pháp luật là ngày nào? 6 nội dung khi tổ chức Ngày Pháp luật là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 học sinh có phải đi học hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh có trách nhiệm học tập pháp luật hay không?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 233
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;