Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát môn Ngữ văn lớp 9?
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát môn Ngữ văn lớp 9?
Dưới đây là các mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát ở môn Ngữ văn lớp 9 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát - Bài thơ Tiếng đàn mưa Mỗi khi mưa rơi, dường như cảm xúc trong mỗi người lại trở nên nhạy cảm hơn. Tiếng mưa đi kèm với những tâm trạng nhớ nhung, khắc khoải và những suy tư về cuộc sống. Cũng như chúng ta, đứng trước mưa mà xao xuyến nỗi lòng, Bích Khê đã đưa cảm xúc ấy vào chính tác phẩm của mình, bài thơ Tiếng đàn mưa. Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi nên khung cảnh về một ngày mưa: “Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.” Sự vật như rơi rụng cùng những giọt mưa nặng hạt. Những giọt mưa rơi xuống, rơi xuống từng hạt rồi xuống “lầu”, xuống cả “thềm lan”. Mưa bao trùm mọi thứ xung quanh. Khung cảnh của một ngày mưa được tái hiện cùng sự rụng rơi của những sự vật. Một khung cảnh tả thực, được vẽ nên bằng chính ngòi bút của tác giả. Ông gọi tiếng những giọt mưa rơi ấy là “giọng đàn mưa xuân”. Mưa xuân, mùa mưa mang đến hạnh phúc, vậy nên tiếng mưa dưới mùa xuân nghe thấy tiếng đàn. Tiếng đàn ấy mang sức thôi miên con người, nghĩ v về những gì đã qua êm ái, những gì tốt đẹp còn vương lại trong tâm trí. Mưa rơi, bao phủ lên mọi nẻo, mọi chốn: “Lầu mưa xuống, thêm lan mưa xuống Cùng nước non hoa rụng mưa xuân Mưa rơi ngoài nội trên ngàn Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.” Mưa rơi xuống lầu, lại rơi xuống thềm hoa lan xinh đẹp. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. “Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi” đâu đó ta nghe thấy tiếng của nỗi lòng đầy tâm sự. Tiếng đàn có thể cất lên trong tiếng mưa chút buồn. Nó gợi lên cái tâm tư riêng khó đoán của người khách. Lúc vui lúc buồn, chỉ có thể là nhớ và tìm những hoài niệm xưa chốn cũ: “Đầm mưa xuống nẻo đồi mưa xuống Bóng dương tà rụng bóng tà dương Hoa xuân rơi với bóng dương Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.” Lại tiếp tục là một khổ thơ nói tới những nơi mưa rơi xuống, cảnh vật cũng rơi cũng rụng theo mưa. Khắp nẻo đồi thấy mưa rơi thành đầm. Khi mà mặt trời chuẩn bị lặn, cùng với những cánh hoa xuân, khung cảnh mờ ảo, hư thực mà đầy mơ mộng. Ta thấy được sự cảm nhận, tình yêu thiên nhiên sâu sắc mới có thể tinh ý nhận ra vẻ đẹp đến từ thiên nhiên dưới những cơn mưa như vậy. “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”, đâu đó ta thấy được tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật. Chính những cung bậc cảm xúc và tình yêu thiên nhiên như vậy, mới nghe được tiếng mưa như một tiếng đàn và cũng mới thấu được cái đẹp mà thiên nhiên đem lại. Mượn cảnh mà cũng gợi được tình, gợi cái cảm xúc và suy tư: “Rơi hoa kết mưa còn rả rích Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương Bóng dương với khách tha hương Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”. Mưa rơi khơi nguồn cảm xúc. Sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”. Khổ thơ cuối như lý giải cảm xúc của cả bài thơ. Sự buồn rầu, nhớ nhung, cô đơn đã biến tiếng mưa trở thành tiếng đàn, ngân lên khúc nhạc đầy xao xuyến, khắc khoải, đầy nỗi nhớ nhung đang tuôn chảy vào từng lớp cảm xúc và tâm hồn của “người khách tha hương”. Bích Khê đã thành công sử dụng thể thơ song thất lục bát kết hợp với những ngôn từ giàu sức biểu cảm để nói lên tâm trạng một cách sâu sắc. Cùng với đó là những biện pháp tu từ gần gũi như liệt kê cảnh vật trong mưa, lặp đi lặp lại những cảnh vật và đặc biệt là từ “mưa” để nhấn mạnh không gian gợi nên cảm xúc. Kết hợp với giọng thơ nhẹ nhàng, đã gợi nên cảm xúc từng câu từng chữ cũng cứ nhẹ nhàng lướt trong tâm trí người đọc. Nói về nỗi nhớ, sự cô đơn mà không hề nặng nề về cảm xúc mà cứ nhẹ rơi như những giọt mưa mang âm thanh của tiếng đàn. Tiếng đàn mưa đã thành công khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại, con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc. Nỗi khắc khaoir của một tâm hồn, mang một nỗi nhớ nhung xa vời. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, và khi người buồn, thì tiếng mưa rơi cũng trở thành một tiếng đàn buồn thương, xuyến xao và ngập tràn nỗi nhớ thương. Bài thơ không dài, không dùng quá nhiều từ ngữ và chi tiết những vẫn đem lại đủ cả hình ảnh và những tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình. Một bài thơ hết sức thành công trong bút pháp nghệ thuật của Bích Khê. |
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát - Bài thơ Khóc Dương Khuê Trong nền thơ văn Việt Nam đã in dấu hơn một nghìn năm lịch sử của dân tộc, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đóng góp một phần vẻ vang trong đó. Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam, được diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt Nam gần gũi và giản dị. Trong số các bài thơ ấy tiêu biểu là bài “Khóc Dương Khuê” Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn, tuy nhiên sau năm 1884, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến cáo quan về làng nhưng Dương Khuê thì không có cái chí hướng đó, ông tiếp tục làm quan cho triều đình bấy giờ là tay sai cho thực dân, cho tới lúc ông qua đời ở tuổi 64. Cái chết đột ngột của Dương Khuê là một đau của Nguyễn Khuyến. Chẳng màng đến những chuyện khác, lúc đó Nguyễn Khuyến chỉ nghĩ rằng mình đã mất đi một người bạn thân, một tình cảm quý già không có gì có thể thay thế được. Tự ông hiểu được tình bạn ấy đến chính ông cũng không đo lường hết được chiều sâu, và rồi ông kêu lên những tiếng thảng thốt: “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.” Chẳng còn sự trau chuốt văn chương chữ nghĩa, câu thơ chỉ còn là nỗi đau, một nỗi đau chân thành và trọn vẹn. Tiếng “thôi” nghe dân giã mà tự nhiên làm sao, bộc phát từ chính sự đau đớn trong cõi lòng tác giả, trong hoàn cảnh xã hội mà người ta luôn đề cao sự “cao nhã” trong văn chương thì ta thấy Nguyễn Khuyến đã coi trọng sự chân thực đời thường đến mức nào. Tuy là nói đến cái chết nhưng ông lại không dám nói hẳn từ “chết”, thay vào đó là “thôi đã…thôi rồi”, vậy là coi như hết, hết thật rồi, ông đã mất đi người bạn thân mãi mãi. Kẻ quyền quý có đánh rơi viên ngọc quý độc nhất vô nhị cũng chỉ kêu đến vậy mà thôi, nếu như không đau nỗi đau thật làm sao có thể khóc tiếng khóc thật đến thế. Chỉ có điều nỗi đau ấy của Nguyễn Khuyến không thể thét lên, ông khóc với chính mình, tự mình khóc mình nghe, tiếng khóc đi vào lòng chứ chẳng thấu đến ai. Lúc này ông muốn ngồi một mình, ngồi với người bạn đã mất để cùng nhớ lại những kỉ niệm đã có từ những ngày đã rất xa xôi: “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước… Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời.” Tình bạn ấy được gắn bó từ khi hai người cùng đi thi Hương và đỗ cùng nhau, hai người vốn khác quê, xa lạ, chẳng quen biết gì nhưng cứ như duyên trời định sẵn, họ cứ thế gắn bó cùng nhau. Đọc câu từ của Nguyễn Khuyến ta cảm thấy thật bình dị mà gần gũi, thân mật “sớm hôm”, “tôi bác”, “cùng nhau”, chan chứa tình cảm gắn bó, sự “kính yêu từ trước đến sau”. “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách… Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.” Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua những ngày tháng vui vẻ, thú vị, có tâm hồn biết thưởng thức và chia sẻ những niềm vui của kẻ cao nhân mặc khách. Tâm hồn nhà thơ như đang rung động trước những kỉ niệm, đang sống lại vói những cảm giác “từng gác cheo leo”, lắng nghe tiếng đàn tiếng hát “ả đào”. Là những người bạn đến với nhau như duyên số, thân vì lòng mến mộ nhau, nên tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như là chỗ tri âm tri kỉ, “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp…Biết bao đông bích, điển phần trước sau.” Chỉ nhấp chén rượu để thưởng thức vị đậm và mùi thơm, vừa ngẫm nghĩ để cho bầu thơ thêm lai láng. Cùng phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng chi sẻ nỗi đau mất nước, ông cũng cảm thấy mình bất lực, cam chịu nặng nề. Không chỉ thương cho người bạn đã ra đi mà đây còn là sự thương mình, thương mình đã mất đi một người tri kỉ. Nguyễn Khuyến đã mang trong mình cả nỗi đau mất tri kỉ, cả nỗi đau thời thế: “Ai chẳng biết chán đời là phải Vội vàng chi đã mải lên tiên.” Sự ra đi mãi mãi của người bạn tri kỉ là sự mất mát quá lớn đố với ông, sự thiếu vắng lẻ loi trong cuộc đời. Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ, góp phần khẳng định về tình cảm giữa những con người với nhau. Bài thơ đã để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thơ song thất lục bát môn Ngữ văn lớp 9? (Hình ảnh từ Internet)
Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức văn học nào?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về kiến thức văn học trong môn Ngữ văn mà học sinh được học như sau:
- Tưởng tượng trong tác phẩm văn học
- Nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản
- Đề tài và chủ đề, cách xác định chủ đề; kết cấu
- Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ trong truyện cười, truyện lịch sử
- Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
- Các thủ pháp nghệ thuật chính của thơ trào phúng
- Một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối
- Một số yếu tố hình thức của một bài thơ: từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc
- Xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong kịch bản văn học (hài kịch)
- Một số yếu tố hình thức của thơ tự do (sáu, bảy chữ): số lượng câu, chữ, vần, nhịp
- Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học
- Nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả.
Nội dung cốt lõi của chương trình môn Ngữ Văn là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn, ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:
- Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.
- Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
- Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
- Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
- Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Như vậy, nội dung cốt lõi của chương trình môn Ngữ Văn là mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học.
- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật lớp 4? Kiến thức Tiếng Việt lớp 4 cần những gì?
- Cập nhật chi tiết chủ đề Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025? Nộp thư UPU ở đâu?
- Ông Công ông Táo là ngày mấy dương? Giáo viên THCS có được nghỉ vào ngày ông Công ông Táo không?
- Thuyết minh một số phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam? Nội dung thực hành viết lớp 11 có gì?
- Mẫu bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi? Yêu cầu đối với trách nhiệm với môi trường sống của học sinh lớp 10?
- Nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ? Học sinh tiểu học có những nhiệm vụ gì?
- Mẫu viết mở bài và kết bài cho bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích? Mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 là gì?
- Đề luyện thi Violympic Toán lớp 1 tất cả các vòng mới nhất? Lịch thi Violympic cấp trường năm 2024-2025 như thế nào?
- Viết một đoạn văn ngắn với câu chủ đề sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới? Chuyên đề học tập đầu tiên Ngữ văn 12 là gì?
- Mẫu kể lại một câu chuyện mà em thích nhất ngắn gọn? Nội dung đánh giá học sinh tiểu học là gì?