Mẫu viết bài văn kể lại câu chuyện sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo môn Tiếng Việt lớp 5? Phương pháp dạy đọc lớp 5 thế nào?
Mẫu viết bài văn kể lại câu chuyện sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo môn Tiếng Việt lớp 5?
Dưới đây là các mẫu viết bài văn kể lại câu chuyện sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo ở môn Tiếng Việt lớp 5 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết bài văn kể lại câu chuyện sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo - Mẫu số 1 Ngày xửa ngày xưa, hồi đó cây cỏ trên thế gian vẫn chưa có tên gọi riêng. Một ngày kia, ông Trời cho gọi tất cả các loài cây cỏ lại để ban tên cho riêng từng loài. Những loài cây cỏ tranh giành đến trước đều được ông Trời đặt cho tên đúng ý muốn của chúng. Có cây tỏa hương dịu dàng thì đòi được tên Lan, còn cây õng a õng ẹo, uyển chuyển múa thân mình thì lại xin đặt tên là Tóc Tiên, cây cao lớn hiên ngang đến thì được ông Trời gọi là Thông. Còn các loài rau cỏ cũng không ngoại lệ. Chúng cứ thế chen chúc kéo tới mà nài nỉ ông Trời ban cho chúng cái tên đẹp như là Dấp Cá, Húng, Tía Tô, Quế,... Đến tận lúc cuối ngày, ông Trời cũng đã thấm mệt, lúc đó có một cành cây rất nhỏ bé hớt hải vội chạy tới. Vừa đến cổng thiên đình, nó thở hổn hển rồi tâu với Trời: - Muôn tâu bệ hạ, bà con đang ốm nên con phải chăm bà giúp cha mẹ. Vì vậy mà con tới muộn. Xin ngài thứ lỗi cho con. - Thôi được rồi, ta ghi nhận tấm lòng của con. - Xin người ban cho con một cái tên thật kêu ạ. - Nhánh cây nhỏ nhanh nhảu đáp. - Đợi ta suy nghĩ một chút nhé. Tên của con là…thì là…thì là… Nó nghe ông Trời nói vậy thì mừng quá mà hét toáng: - Tôi có tên gọi rồi! Từ nay tôi là Thì Là! Vì vui mừng quá mà nó vội vã cảm ơn vì ông Trời đã đặt tên cho nó rồi lao nhanh về nhà để khoe cho bà nó biết chuyện này và cũng để chăm sóc cho bà. Chính vì nó hấp tấp vội vàng nên đâu hay chữ “thì là” kia đâu phải là tên ông Trời định đặt cho nó đâu, đó chỉ là do ông ngập ngừng vì chưa thể nghĩ ra một cái tên thật đẹp dành cho nó mà thôi. Tuy nhiên từ ngày đó, mọi người đều quen gọi nó là Thì Là hoặc cũng có thể gọi là Thìa Là. Cái tên của nó tuy rất bình dị và chả có gì là đặc biệt nhưng chưa một loài cây cỏ nào dám mỉa mai, chế giễu nó về chuyện này vì không loài nào có thể so sánh với nó về lòng hiếu thảo. |
Mẫu viết bài văn kể lại câu chuyện sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo - Mẫu số 2 Xin chào các bạn, tên của tôi là Thì Là. Một cái tên rất kì lạ đúng không? Nguồn gốc cái tên của tôi cũng đặc biệt không kém gì cái tên đó cả. Nguyên do dẫn đến tôi có tên gọi như thế được dân gian kể lại thành câu chuyện “Sự tích cây thì là”. Từ ngày xưa, vốn lúc đó các loài cây vẫn chưa có tên gọi. Cả trăm giống loài chung sống với nhau nhưng chẳng có một cái tên để dùng. Thế là vào một ngày đẹp trời, Trời quyết định tập hợp tất cả chúng tôi lại để ban tên. Các loài cây đều cố gắng đến thật sớm để được nhận một cái tên thật đẹp. Cây có hương thơm dịu được Trời đặt tên là lan. Cây có điệu múa nhịp nhưng được đặt là tóc tiên. Loài cây có dáng đứng hiên ngang được gọi là thông. Các loại rau có cũng có mặt đông đủ để xin Trời những cái tên thật đẹp như quế, tía tô, húng,... Còn tôi thì do bận chăm sóc bà bị bệnh, nên phải gần tối mới chạy đến chỗ ban tên được. Lúc này Trời đã thấm mệt rồi nên chuẩn bị đi nghỉ. Nhưng thấy tôi đứng khép nép sau cánh cửa thì lại mềm lòng, vẫy tay cho gọi tôi vào. Khi nghe tôi trình bày lí do đến muộn, Trời rất cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của tôi, nên bảo rằng sẽ không trách phạt tội đến trễ của tôi, trái lại còn tìm cho tôi một cái tên thật hay nữa. Nói rồi, Trời trầm tư suy nghĩ. Chờ một lát vẫn chưa thấy Trời nói gì, tôi sốt ruột lắm, vội hỏi Trời xem tên của mình là gì. Ngờ đây Trời vẫn chưa nghĩ ra, cứ ngập ngừng “Tên của con… thì là… thì là…”. Thế nhưng lúc ấy, do quá ngốc nghếch và vội vã, tôi lại lầm tưởng hai tiếng “thì là” chính là tên của mình. Vì vậy, trong ánh mắt ngỡ ngàng của Trời, tôi rối rít cúi đầu cảm ơn ông, rồi vội vàng chạy về nhà khoe với bà. Lúc đó, tôi không hề nhận ra rằng hai tiếng “thì là” đó chỉ là sự ngập ngừng của Trời khi chưa nghĩ ra tên nào cho mình, nên vui sướng lắm. Gặp ai tôi cũng hào hứng khoe tên của mình “Tên tôi là Thì Là”. Cho đến khi tôi nhận ra thì đã quá muộn, khắp nơi người ta đều biết tôi chính là Thì Là mất rồi. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết bài văn kể lại câu chuyện sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo môn Tiếng Việt lớp 5? Phương pháp dạy đọc lớp 5 thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp dạy đọc đối với môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 ra sao?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quy định về phương pháp dạy đọc cho học sinh tiểu học khi học môn Tiếng Việt như sau:
(1) Dạy đọc hiểu văn bản nói chung:
- Yêu cầu học sinh đọc trực tiếp toàn bộ văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức của văn bản, từ đó có ấn tượng chung và tóm tắt được nội dung chính của văn bản;
- Tổ chức cho học sinh tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các thông tin, thông điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc,... được gửi gắm trong văn bản; hướng dẫn học sinh liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân học sinh,... để hiểu sâu hơn giá trị của văn bản, biết vận dụng, chuyển hoá những giá trị ấy thành niềm tin và hành vi ứng xử của cá nhân trong cuộc sống hằng ngày.
(2) Dạy đọc hiểu văn bản văn học: Văn bản văn học cũng là một loại văn bản, nên dạy đọc hiểu văn bản văn học cũng cần tuân thủ cách đọc hiểu văn bản nói chung.
Tuy nhiên, văn bản văn học có những đặc điểm riêng vì thế giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật.
- Học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ đến khám phá thế giới hình tượng nghệ thuật và tìm kiếm, đúc kết nội dung ý nghĩa; kĩ năng tìm kiếm, diễn giải mối quan hệ giữa cái “toàn thể” và chi tiết “bộ phận” của văn bản, phát hiện tính chỉnh thể, tính thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức của tác phẩm văn học.
- Phương pháp dạy đọc phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc.
- Hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống.
- Khi dạy học đọc hiểu, giáo viên chú ý giúp học sinh tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản. Giáo viên có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc.
- Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.
Tuỳ vào đối tượng học sinh ở từng cấp học, lớp học và thể loại của văn bản văn học mà vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học đọc hiểu cho phù hợp như:
- Đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản, chuyển thể tác phẩm văn học từ thể loại này sang thể loại khác, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm những tình huống mà nhân vật đã trải qua,...
- Một số phương pháp dạy học khác như đàm thoại, vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề,... cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh.
Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 5 có mấy mức thiết kế?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 03 mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?