Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125?
- Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125?
- Hồ sơ thực hiện việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học bao gồm những gì?
- Quy định trình tự thực hiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học như thế nào?
- Điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục là gì?
Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125?
Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học là Mẫu số 08 được ban hành tại Phụ lục 3 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
Cụ thể, Mẫu số 08 tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học như sau:
Mẫu số 08 tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học...Tải về
Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125? (Hình ảnh từ Internet)
Hồ sơ thực hiện việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 102 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học như sau:
(1) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học của cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc cơ sở giáo dục đại học tư thục (theo Mẫu số 08 Phụ lục 3 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học sau khi sáp nhập, chia, tách;
(2) Ý kiến đồng thuận của nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục về việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học;
(3) Đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 09 Phụ lục 3 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Quy định trình tự thực hiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 102 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định trình tự thực hiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 102 Nghị định 125/2024/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
(2) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý có thẩm quyền (đối với cơ sở giáo dục đại học công lập) hoặc cơ sở giáo dục đại học tư thục để sửa đổi, bổ sung;
(3) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở và các bộ, ngành có liên quan khác tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế điều kiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học, lập báo cáo thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học (theo Mẫu số 13 Phụ lục 3 kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(4) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép cơ sở giáo dục đại học được thành lập sau khi sáp nhập, chia, tách hoạt động đào tạo.
Điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục là gì?
Căn cứ theo Điều 94 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập trường đại học công lập hoặc thành lập trường đại học tư thục như sau:
- Có dự án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm đã được phê duyệt.
- Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và xác nhận về quyền sử dụng đất.
- Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; không đặt gần cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
- Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch.
Đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
- 3+ Tả cảnh quê hương em những ngày đầu xuân năm mới? Nội dung văn bản văn học của ngữ liệu môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
- 20+ câu chúc tết hay cho khách hàng đối tác ý nghĩa?
- 8+ viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật lớp 4? Mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt lớp 4 ra sao?
- 12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?
- 8+ viết 3-5 câu kể lại việc em và các bạn chăm sóc cây lớp 2? Trách nhiệm của học sinh đối với môi trường như thế nào?
- Top 50+ mẫu lời chúc Tết 2025 dành cho mọi đối tượng? Sau khi nghỉ Tết phải hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày bao nhiêu?
- 3+ đoạn văn về tinh thần lạc quan? Học sinh lớp 12 có những nhiệm vụ gì khi tham gia môi trường giáo dục?
- Nội dung họp phụ huynh cuối học kì 1 THCS? Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh THCS là gì?
- 3+ mẫu bài văn tả cây cối lớp 4? Học sinh lớp 4 có được đánh giá theo phương pháp quan sát?