Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7? Học sinh lớp 7 được lên lớp khi nào?

Học sinh tham khảo các mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7? Học sinh lớp 7 được lên lớp khi nào?

Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7?

Các bạn học sinh tham khảo các mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7 dưới đây:

Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Mẫu số 1

Nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống.

Trong đoạn trích, người bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé nhận biết các loài hoa, bố còn làm bình tưới để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Đầu tiên, bố cho cậu bé chơi trò chơi về xúc giác, với địa điểm tại vườn hoa, câu đố của bố là con cần nhắm mắt, chạm từng bông hoa và đoán loại hoa. Tuy lần đầu con luôn nói sai, bố vẫn nói không sao cả, dần dần sẽ đúng, vài lần sau, người bố càng nở nụ người khen con tiến bộ. Một hôm khác, khi cậu bé đoán đúng 3 loại, bố khích lệ vô cùng đáng yêu: "Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!". Với sự nỗ lực của bản thân và lời động viên của bố, người con đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác.

Đến trò chơi thính giác, người bố muốn con xác định người và vậy ở đâu tại vườn hoa và cả trong nhà. Ban đầu khi đố, bố luôn thử "Bố thấy con hé mắt!" "Thật không?", để con tự giác chơi một cách công bằng. "Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà!. Khi chơi trò xác định khoảng cách, người bố đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, tuy con không đoán được, nhưng bố đều lấy thước đo khoảng cách đàng hoàng, điều này cho thấy người cha đặt tính công bằng, chính xác lên hàng đầu. Dạy con biết chơi công bằng, dạy con về khoảng cách. Sau mỗi lần chơi phân biệt tiếng chân và chủ nhân của nó, bố đều đích thân xác nhận lại, cuối cùng để cậu bé được công nhận sự cố gắng, chiến thắng tất cả trò chơi.

Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy con trẻ. Giữa thời đại quá nhiều lo toan, bận bịu và cám dỗ, con người thường dễ quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình.

Dễ nhận thấy, những bài học mà bố đã dạy chính là những bài học mà người lớn nhiều khi vô tình lãng quên đi – bài học về tình yêu con trẻ và sự quan tâm đến vạn vật quanh mình.

Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Mẫu số 2

Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã rất thành công khắc họa hình ảnh của nhân vật người bố với nhiều điểm đặc biệt và thú vị, để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Sau quãng thời gian làm việc vất vả, người bố vẫn dành thời gian để sáng tạo ra những trò chơi thú vị cho đứa con của mình. Những trò chơi đó đặc biệt và hấp dẫn hơn những trò chơi khác ở chỗ nó đã giúp cho cậu bé rèn luyện được mọi giác quan của mình. Nhưng ý nghĩa của những trò chơi không chỉ dừng lại ở đó. Bố đã dạy cho cậu cả những bài học sâu sắc trong cuộc sống là biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu thiên nhiên, cũng như phải trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

Bố còn là người rất yêu thiên nhiên. Khu vườn bố trồng rất nhiều hoa. Hàng ngày, vào mỗi buổi chiều ra đồng về, người bố thường dẫn con ra vướn và cùng thi nhau tưới. Cả những lúc rảnh rỗi, bố cũng cùng con ra vươn ngắm hoa và chơi trò chơi. Những trò chơi bố sáng tạo ra cho con mình hầu như đều diễn ra trong khu vườn hoa xinh đẹp ấy. Từ những điều đó có thể thấy, bố là một người rất yêu thương, nâng niu vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của sự sống.

Bên cạnh đó, câu chuyện về món quà thằng Tý với cách cư xử của bố cũng đã khiến ta học được một bài học có ý nghĩa. Món quà chứa đựng tâm ý của người tặng – thằng Tý: “Trái ối to được lựa để dành cho bố đều có bịch ni lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã”. Vậy nên dù người bố rất ít khi ăn ổi, nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã thưởng thức nó. Từ đó có thể nhận ra, dù là một món quà nhỏ bé, hết sức đơn giản, nhưng quan trọng nhất là tâm ý của người tặng món quà. Bởi cho dù là người nhận hay cho món quà một cách trân trọng thì cũng thể hiện được nét đẹp của mình.

Thông qua những chi tiết miêu tả hình ảnh, lời nói và hành động của người bố, ta có thể hình dung được người bố giống như tấm gương để đứa con noi theo. Đó là một người bố hết lòng yêu thương con, yêu thiên nhiên và yêu vạn vật.

Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Mẫu số 3

Nhân vật người bố trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống.

Trong đoạn trích, người bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé nhận biết các loài hoa, bố còn làm bình tưới để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Đầu tiên, bố cho cậu bé chơi trò chơi về xúc giác, với địa điểm tại vườn hoa, câu đố của bố là con cần nhắm mắt, chạm từng bông hoa và đoán loại hoa. Tuy lần đầu con luôn nói sai, bố vẫn nói không sao cả, dần dần sẽ đúng, vài lần sau, người bố càng nở nụ người khen con tiến bộ. Một hôm khác, khi cậu bé đoán đúng 3 loại, bố khích lệ vô cùng đáng yêu: "Phen này con sẽ đoán được hết các loại hoa của bố mất thôi!". Với sự nỗ lực của bản thân và lời động viên của bố, người con đã có thể cảm nhận mọi thứ bằng xúc giác.

Đến trò chơi thính giác, người bố muốn con xác định người và vậy ở đâu tại vườn hoa và cả trong nhà. Ban đầu khi đố, bố luôn thử "Bố thấy con hé mắt!" "Thật không?", để con tự giác chơi một cách công bằng. "Không! Con không có hé mắt. Con biết chỗ cây hoàng lan mà!. Khi chơi trò xác định khoảng cách, người bố đứng ở đâu đó rồi hỏi con đoán xem mình cách con bao xa, tuy con không đoán được, nhưng bố đều lấy thước đo khoảng cách đàng hoàng, điều này cho thấy người cha đặt tính công bằng, chính xác lên hàng đầu. Dạy con biết chơi công bằng, dạy con về khoảng cách. Sau mỗi lần chơi phân biệt tiếng chân và chủ nhân của nó, bố đều đích thân xác nhận lại, cuối cùng để cậu bé được công nhận sự cố gắng, chiến thắng tất cả trò chơi.

Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy con trẻ. Giữa thời đại quá nhiều lo toan, bận bịu và cám dỗ, con người thường dễ quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình.

Dễ nhận thấy, những bài học mà bố đã dạy chính là những bài học mà người lớn nhiều khi vô tình lãng quên đi – bài học về tình yêu con trẻ và sự quan tâm đến vạn vật quanh mình.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7?

Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7? (Hình ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của giáo viên môn học trong đánh giá học sinh lớp 7 là gì?

Theo Điều 19 Thông tư 22/2021/BGDĐT có quy định cụ thể về trách nhiệm của giáo viên bộ môn như sau:

- Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).

- Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.

- Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/BGDĐT cho giáo viên chủ nhiệm.

Học sinh lớp 7 được lên lớp khi nào?

Căn cứ theo Điều 12 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định học sinh lớp 7 được lên lớp khi thuộc trường hợp sau:

- Kết quả rèn luyện cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại sau khi rèn luyện trong kì nghỉ hè theo quy định tại Điều 13 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

- Kết quả học tập cả năm học (bao gồm kết quả đánh giá lại các môn học theo quy định tại Điều 14 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT) được đánh giá mức Đạt trở lên.

- Nghỉ học không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ học có phép và không phép, nghỉ học liên tục hoặc không liên tục).

Ngữ Văn lớp 7
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phân tích nhân vật người cha trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ môn Ngữ văn lớp 7? Học sinh lớp 7 được lên lớp khi nào?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 3916
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;