Mẫu phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng lớp 8? Học sinh lớp 8 có được tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia?
Mẫu phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng lớp 8?
Bài thơ Đất Vị Hoàng của Tú Xương là một tác phẩm đặc sắc, phản ánh sinh động bức tranh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Để phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng một cách toàn diện, chúng ta cần tập trung vào các khía cạnh như nội dung hiện thực, nghệ thuật trào phúng mà tác phẩm gửi gắm.
Dưới đây là mẫu phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng mà học sinh có thể tham khảo.
Tú Xương là một trong những nhà thơ trào phúng thời cận đại xuất sắc. Ông xuất thân con nhà Nho nghèo, sống đạm bạc, song có lòng yêu nước cao. Vũ khí chiến đấu của ông là ngòi bút châm biếm thói đời buổi giao thời nửa thực dân, nửa phong kiến. Với tình yêu quê hương đất nước tha thiết, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay như Sông Lấp, Đất Vị Hoàng. Qua tác phẩm Đất Vị Hoàng, nhà thơ đã thể hiện thái độ châm biếm các thói hư tật xấu trong xã hội lúc bấy giờ. Trước hết, Đất Vị Hoàng được viết ở thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật, là bài thơ thể hiện niềm xót xa trước vận mệnh dân tộc. Vị Hoàng là nơi sinh ra của Tú Xương, – một vùng quê đầy bình yên có những thứ đặc sản nổi tiếng. Ngày giặc đến nhà, vùng quê bình yên đó trở nên xơ xác, tiêu điều. Là một người nặng tình với quê hương đất nước, Tú Xương đau đớn cho quê nhà, xót thương trước vận mệnh đất nước bị đảo lộn. Những việc xấu, “ đổi trắng thay đen” cứ thế bày ra trước mắt, nỗi đau chồng chất nỗi đau. Từ đó bài thơ “Đất Vị Hoàng” ra đời để tố cáo cái xã hội lúc bấy giờ. Mở đầu bài thơ, nhà thơ đi thẳng vào vấn đề: Có đất nào như đất ấy không? Phố phường tiếp giáp với bờ sông Câu hỏi tu từ ngay phần mở đầu, “có đất nào như đất ấy không?” gợi cho ta thật nhiều suy nghĩ. Mảnh đất của sự phồn vinh, bình yên, tuyệt đẹp với những bờ sông trải dài nay còn đâu. Giọng thơ trở nên thật chua chát trước cảnh nơi chôn rau cắt rốn của mình ngày càng đổi thay, các câu chuyện ngày càng đau lòng. Phồn vinh thì cũng không còn là của ta nữa, mà trở thành một nơi “ăn chơi sa đọa”, chốn để quân Pháp chơi bời. Còn gì đớn đau thay khi một quê hương phồn vinh hơn nhưng lại chẳng phải của chúng ta. Và cũng thật chua xót biết bao khi đó là nỗi đau không chỉ ở quê hương Tú Xương mà đó còn chính là nỗi đau của toàn dân tộc – một vùng trù phú rộng lớn trở nên tiêu điều xơ xác, một vùng chỉ có xác “phồn vinh” nhưng lại thiếu đi phần hồn. Đất nước bị chiếm đóng, phồn vinh kéo theo những hệ lụy, những đạo lý truyền thống của chúng ta bị đảo lộn. Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Giặc chiếm đất, chiếm nhà, chiếm ruộng,… của ta, phố phường cứ thế mọc lên và chúng càng vơ vét, càng bóc lột ta để làm giàu. Những đạo lý truyền thống chữ “ hiếu” luôn đặt lên hàng đầu của ta từ ngàn đời nay còn đâu khi “ con khinh bố”. Bố mẹ là người chăm lo cho ta, vậy lý do nào đã khiến cho tình cảm thiêng liêng ấy bị coi thường. Đó còn là “mụ vợ chanh chua”, người con gái nước Nam dịu dàng, nữ tính đi đâu mất rồi, thay vào đó lại là “ mụ vợ chửi chồng”. Lí do gì đã khiến mọi trật tự, mọi đạo lí truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta bị đảo lộn, bị xáo trộn như vậy? Phải chăng đồng tiền đã làm cho con người ta mờ mắt, chỉ ham đến vinh hoa phú quý mà bỏ quên những điều xưa cũ, những đạo lí ân nghĩa thủy chung, những chuẩn mực đạo đức của ta. Ta thật sợ, ghê tởm cái xã hội nhem nhuốc, dơ bẩn lúc bấy giờ. Một gia đình không tốt, “hỏng” từ vợ - chồng đến con cái, vậy xã hội làm sao tốt đẹp đây? Keo cú người đâu như cứt sắt Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng Hai câu thơ sau là cảnh vẽ về con người đối nhau, một tứ thơ đầy hoàn thiện nhưng cũng đầy chua xót. Những kẻ tham lam, keo cú trên đất nước ta nhiều vô kể. Họ bần tiện, ghê gớm đến nỗi “như cứt sắt”- một chất thải ra từ đất nung không còn thể đẽo gặm gì nữa. Đó còn là những con người tham lam, vơ vét cho bản thân mà quên đi cái giá trị của con người, mở miệng ra là thấy nói chuyện tiền, lấy tiền làm chuẩn mực của đạo đức, đánh giá một con người. Thối tha thay cái xã hội lúc bấy giờ, đớn đau thay cho những con người bị tha hóa. Nhà thơ Tú Xương thật tài tình khi vận dụng nghệ thuật so sánh kết hợp với biện pháp đảo ngữ làm cho các câu thơ trở nên có giá trị thẩm mĩ cao. Giọng thơ trở nên dữ dội, khinh bỉ hơn bao giờ hết. Đó là một bản cáo trạng mà nhà thơ viết lên để tố cáo những kẻ tham lam, vì tiền mà đánh mất đạo đức con người. Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh Có đất nào như đất ấy không? Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ, hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn… Câu hỏi tu từ ở cuối đoạn như một tiếng khóc tỉ tê, thương thay cho vận mệnh đất nước. Mở đầu và kết thúc đều là câu hỏi “Có đất nào như đất ấy không?” vừa xót xa, đay nghiến cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Nói tóm lại, bằng nghệ thuật châm biếm, câu hỏi tu từ đầu cuối tương ứng, bài thơ Đất Vị Hoàng đã vạch trần được bộ mặt thật của xã hội nửa phong kiến đồng thời qua đây nhà thơ Tú Xương cũng bày tỏ thái độ tố cáo, đả kích sâu cay với những con người vì đồng tiền mà đánh mất giá trị bản thân, giá trị đạo đức xã hội. Đó là nỗi đau của người trong cuộc, đớn đau trước vận mệnh đất nước. |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu phân tích bài thơ Đất Vị Hoàng lớp 8? Học sinh lớp 8 có được tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp 8 có được tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia không?
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 5 Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT quy định về thí sinh dự thi như sau:
Đơn vị dự thi, số lượng dự án dự thi, thí sinh và người hướng dẫn
...
3. Thí sinh dự thi và người hướng dẫn nghiên cứu
a) Thí sinh dự thi phải có đủ các điều kiện sau:
- Là học sinh lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12;
- Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
- Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ I) đạt từ mức khá trở lên;
- Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi.
...
Như vậy, học sinh lớp 8 đáp ứng được các điều kiện sau đây sẽ được tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia:
- Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
- Có kết quả học tập, rèn luyện học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ I) đạt từ mức khá trở lên;
- Mỗi thí sinh chỉ được tham gia 01 (một) dự án dự thi trong 01 (một) lần tổ chức Cuộc thi.
Kinh phí tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh lớp 8 là từ đâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT quy định về kinh phí tổ chức Cuộc thi như sau:
- Kinh phí tổ chức Cuộc thi từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
- Kinh phí tổ chức Cuộc thi tại đơn vị đăng cai do đơn vị đăng cai chi trả và kinh phí tổ chức thẩm định dự án dự thi, chấm thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả.
- Mẫu viết bài văn trình bày cảm nghĩ về loài cây em yêu thích môn Ngữ văn lớp 7? Các văn bản nào bắt buộc phải có ở cấp 2?
- Tóm tắt Môn Lịch sử lớp 12 sử bài 3 các nước Đông Bắc Á? Yêu cầu cần đạt trong bối cảnh mở cửa kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến hiện tại?
- Mẫu viết đoạn văn về một câu chuyện em thích lớp 4? Các kiểu văn bản mà học sinh lớp 4 được học là gì?
- Tổng hợp đáp án chính xác cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS và THPT năm 2024 2025?
- Tổng hợp bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm đầy đủ nhất?
- Còn bao nhiêu cái chủ nhật nữa đến Tết Dương lịch và Âm lịch 2025? Giáo viên dạy hợp đồng nghỉ Tết Dương lịch mấy ngày?
- Bài tập luyện IOE cấp huyện cấp tỉnh mới nhất? Mục tiêu của giáo dục là gì?
- Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên mẫu 02 là mẫu nào? Giáo viên dạy cấp THPT tự nguyện vào Đảng được không?
- Liên hệ với thực tiễn học sinh tham gia giao thông bằng xe đạp tại trường em? Mục tiêu chương trình giáo dục là gì?
- Mẫu đoạn văn nghị luận 200 chữ về tinh thần ham học lớp 9? Quyền của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân là gì?