Mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?

Tham khảo một số mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?

Mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì vào giữa học kì 1, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

- Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.

- Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.

- Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Giáo viên tham khảo mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo Thông tư 27 như sau:

Mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý

1/ Mức độ "Tốt" ở môn học:

Mẫu 1: Em hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, nắm vững kiến thức cơ bản của môn Lịch sử và Địa lý trong kỳ 1;

Mẫu 2: Em đã hoàn thành tốt chương trình môn Lịch sử và Địa lý học kỳ 1, tiếp thu kiến thức nhanh và tham gia tích cực trong giờ học.

Mẫu 3: Em hoàn thành xuất sắc các yêu cầu của môn Lịch sử và Địa lý trong học kỳ 1, thể hiện khả năng hiểu và ghi nhớ tốt;

Mẫu 4: Em hoàn thành xuất sắc chương trình nội dung dung môn học trong học kỳ 1, thể hiện kiến thức vững vàng và tư duy tốt;

Mẫu 5: Em thành tích xuất sắc trong môn Lịch sử và Địa lý kỳ 1, nắm bắt tốt kiến thức và chủ động tìm hiểu thêm về bài học.

Ngoài lời nhận xét trên, có thể ghi thêm một số ý về nội dung môn học như sau:

- Môn lịch sử:

+ Biết được những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố và xây dựng đát nước.

+ Nắm được nội dung của của cuộc chiến đấu của quân Đại Việt trên đất Tống.

+ Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống và tự hào về truyền thống anh hùng của cha anh.

- Môn Địa lý:

+ Giải thích được các hiện tượng về sản xuất bằng sự hiểu biết về các điều kiện địa lí: Khí hậu, sông ngòi, đất đai.

- Giải thích được các nguyên nhân của hiện tượng phá rừng và có thái độ không đồng tình với hiện tượng phá rừng.

- Bước đầu nhận biết được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động lao động sản xuất của con người.

2/ Mức độ “Đạt” ở môn học:

Mẫu 1: Em hoàn thành yêu cầu nội dung môn học trong chương trình học kỳ 1, kể được các sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỷ XIII;

Mẫu 2: Em đã hoàn thành yêu cầu về nội dung và kỹ năng của môn Lịch sử và Địa lý trong chương trình học kỳ 1;

Mẫu 3: Em đã nắm vững các kiến thức nền tảng trong học kỳ 1 môn Lịch sử và Địa lý, hoàn thành các yêu cầu của môn học;

Mẫu 4: Em đạt yêu cầu về kiến thức và kỹ năng môn Lịch sử và Địa lý trong học kỳ 1, có sự tiến bộ rõ rệt trong việc ghi nhớ và hiểu bài;

Mẫu 5: Em đã hoàn thành các nội dung học kỳ 1 của môn Lịch sử và Địa lý, có sự hứng thú và chủ động tìm hiểu thêm về bài học.

Ngoài lời nhận xét trên, có thể ghi thêm một số ý về nội dung môn học như sau:

- Môn Lịch sử:

+ Biết được lịch sử hơn nghìn năn đấu tranh giành độc lập của nước Văn Lang và Âu Lạc.

+ Biết được buổi đầu độc lập của nước Đại Việt thời lý và nước Đại Việt thời Trần.

+ Biết được các sự kiện tiêu biểu về quyết tâm chống xâm lược của quân dân nhà trần; Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sỹ và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam…

- Môn Địa lý:

+ Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu và dân tộc ít người ở dãy Hoàng Liên Sơn.

+ Biết được hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

+ Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ, lược đồ.

3/ Mức độ "cần cố gắng"

Mẫu 1: Em cần cải thiện việc hoàn thành bài tập và tham gia vào các hoạt động học tập;

Mẫu 2: Em cần nỗ lực hơn trong việc nắm bắt kiến thức môn Lịch sử và Địa lý, chú ý lắng nghe và tích cực tham gia vào bài học;

Mẫu 3: Em có cố gắng nhưng cần tập trung hơn để hoàn thành tốt các yêu cầu của môn học, đặc biệt là trong việc ghi nhớ và áp dụng kiến thức.

Mẫu 4: Em cần cố gắng cải thiện kết quả môn Lịch sử và Địa lý, chăm chỉ hơn trong học tập và tích cực hỏi bài để hiểu rõ hơn về nội dung đã học;

Ngoài lời nhận xét trên, có thể ghi thêm một số ý về nội dung môn học như sau:

- Môn lịch sử:

+ Còn nhầm lẫn giữa các sự kiện lịch sử đã học.

+ Ngại học lịch sử. Cần giúp để học sinh biết yêu thiên nhiên, đất nước qua từng bài học.

+ Không nhận biết được các yếu tố của bản đồ và chưa biết chỉ các đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu về mầu sắc.

- Môn Địa lý:

+ Chưa biết chỉ trên bản đồ, lược đồ vị trí các thành phố và địa danh đã học trong chương trình môn học ở học kỳ I.

+ Còn ngại học môn học do không có hứng thú. Cần giúp học sinh biết dùng kiến thức địa lí vào giải thích các hiện tượng quen thuộc trong cuộc sống.

Lưu ý: mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo Thông tư 27 chỉ mang tính tham khảo

Nhận xét học bạ

Mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025? (Hình từ Internet)

Đánh giá học sinh lớp 4 gồm những nội dung gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì nội dung đánh giá học sinh lớp 4 gồm:

- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:

+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

+ Những năng lực cốt lõi:

+ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;

+ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

Hồ sơ đánh giá học sinh lớp 4 như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ đánh giá học sinh tiểu học bao gồm:

- Học bạ được nhà trường lưu trữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc chuyển trường.

- Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu trữ tại nhà trường theo quy định.

Môn Lịch sử và Địa lý lớp 4
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học bạ môn Lịch sử và Địa lý lớp 4 theo Thông tư 27 năm học 2024 - 2025?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 377

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;