21:20 | 04/09/2024

Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS áp dụng cho năm học 2024 2025 mới nhất?

Hiện nay giáo viên THCS cần phải lập kế hoạch cá nhân theo mẫu nào? Được quy định ở đâu?

Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS áp dụng cho năm học 2024 2025 mới nhất?

Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS còn được gọi là kế hoạch giáo dục của giáo viên THCS hiện nay thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 cụ thể như sau:

Tải về: Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS.

Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS mới nhất 2024?

Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS áp dụng cho năm học 2024 2025 mới nhất? (Hình từ Internet)

Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 30 Điều lệ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS như sau:

- Giáo viên THCS phải có trình độ chuẩn là có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm) hoặc có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để được đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên THCS là gì?

Nhiệm vụ của giáo viên THCS

Theo Điều 27 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, giáo viên THCS có những nhiệm vụ sau đây:

- Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.

- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

- Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục.

- Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trưởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục.

- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền hạn của giáo viên THCS

Căn cứ Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT giáo viên THCS có các quyền như sau:

- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.

- Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.

- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.

- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền nêu trên sẽ còn thêm các quyền sau đây:

- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

- Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

- Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.

Giáo viên THCS
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch cá nhân của giáo viên THCS áp dụng cho năm học 2024 2025 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên môn lịch sử và địa lý trường THCS công lập phải có bằng cấp gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên THCS, THPT công lập không được làm những điều gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên là viên chức trường trung học cơ sở công lập sử dụng bằng giả có bị buộc thôi việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên THCS hạng 2 tại trường trung học cơ sở công lập có phải là viên chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã ngạch giáo viên THCS hạng 2 mới là gì? Giáo viên THCS hạng 2 cũ có được bổ nhiệm ngạch giáo viên THCS mới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên THCS hạng 1 mã số là gì? Giáo viên THCS hạng 1 áp dụng hệ số lương của viên chức loại mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để chuyển chức danh giáo viên THCS hạng 2 cũ sang hạng mới như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các chuyên đề trong Chương trình Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS có bị ảnh hưởng đến lương không?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 80
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;