Mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất 2024?

Tham khảo mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi áp dụng mới nhất năm học 2024 2025 dành cho giáo viên?

Mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất 2024?

Hiện nay pháp luật không có quy định về biểu mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, tuy nhiên có thể tham khảo mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi dưới đây:

Tải về Mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất 2024

Đối tượng nào được thi học sinh giỏi quốc gia?

Tại Điều 4 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Đối tượng dự thi
1. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
b) Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
2. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
a) Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
b) Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.

Như vậy, dối tượng được thi học sinh giỏi quốc gia là học sinh đang học THPT có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;

Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.

Mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất 2024?

Mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi có được tham gia Tổ ra đề thi học sinh giỏi quốc gia?

Tại Điều 17 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Hội đồng ra đề thi
1. Hội đồng ra đề thi do Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập.
2. Cơ cấu và thành phần của Hội đồng ra đề thi:
a) Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục QLCL;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Trưởng Phòng Quản lý thi Cục QLCL, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học;
c) Ủy viên, Thư ký: Công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học, trường trung học phổ thông; trong đó, Ủy viên thường trực là công chức Cục QLCL;
d) Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi. Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi thuộc các đối tượng sau: công chức, viên chức, nghiên cứu viên, giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Quy chế này; trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét quyết định. Trong năm tổ chức thi, người có học sinh do mình trực tiếp dạy trên lớp tham gia kỳ thi hoặc chủ trì/phụ trách bồi dưỡng đội tuyển của đơn vị dự thi không được tham gia Tổ ra đề thi;
đ) Lực lượng công an do Bộ Công an điều động; cán bộ, kỹ thuật viên do Ban Cơ yếu Chính phủ điều động;
e) Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động.
...

Như vậy, theo quy định thì giáo viên có học sinh do mình trực tiếp dạy trên lớp tham gia kỳ thi hoặc chủ trì/phụ trách bồi dưỡng đội tuyển của đơn vị dự thi không được tham gia Tổ ra đề thi học sinh giỏi quốc gia.

Cho nên, giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi không được tham gia Tổ ra đề thi học sinh giỏi quốc gia.

Mục đích của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia là gì?

Căn cứ Điều 2 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT thì mục đích của kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời, phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước.

Thi học sinh giỏi
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi học sinh giỏi Toán 7 cấp huyện có đáp án 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 Tp HCM năm học 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh giỏi quốc gia là gì? Đối tượng thi được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp thành phố năm học 2024 2025 TPHCM diễn ra khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Môn thi mới kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố lớp 9, lớp 12 TPHCM là môn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mỗi thí sinh được tham dự mấy môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn gửi danh sách thí sinh dự thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia về Cục QLCL?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh có được thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic nếu không tham gia thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là gì?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 23
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;