Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên trường cao đẳng?

Theo quy định thì mẫu đơn đề nghị miễn giảm học đối với sinh viên trường cao đẳng là mẫu nào, được quy định tại văn bản nào?

Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên trường cao đẳng?

Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên trường cao đẳng là mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

Tải về mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên trường cao đẳng tại đây: tại đây

Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên trường cao đẳng?

Mẫu đơn đề nghị miễn giảm học phí cho sinh viên trường cao đẳng? (Hình từ Internet)

Sinh viên cao đẳng ngành, chuyên ngành nào sẽ được giảm 70 phần trăm học phí?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được giảm học phí 70 phần trăm như sau:

Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.

Như vậy, sinh viên cao đẳng các ngành, chuyên ngành sau sẽ được giảm 70 phần trăm học phí, cụ thể như sau:

- Các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;

- Các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;

* Trường hợp sinh viên cao đẳng là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định thì được giảm 70 phần trăm học phí dù học ngành, chuyên ngành gì.

Nguyên tắc xác định học phí của trường cao đẳng công lập như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định học phí của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:

Nguyên tắc xác định học phí
1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.
Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.
2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
...

Như vậy, nguyên tắc xác định học phí của trường cao đẳng công lập như sau:

- Đối với trường cao đẳng chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP);

- Đối với trường cao đẳng tự bảo đảm chi thường xuyên: xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP);

- Trường đại học tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản khác có liên quan.

Trường cao đẳng
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục có phải là công chức không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
3 nguyên tắc khi chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường cao đẳng tư thục?
Hỏi đáp Pháp luật
15 nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị trường cao đẳng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài có phải là loại hình trường cao đẳng theo quy định không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm đánh giá công tác học sinh sinh viên trường cao đẳng từ 70 điểm thì có thể xếp loại gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường cao đẳng có được cấp bằng đào tạo liên thông cao đẳng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hình thức đào tạo cao đẳng là gì? Trường cao đẳng có mấy loại hình?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban đánh giá công tác học sinh sinh viên trường trung cấp do ai thành lập?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;