Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian: Truyện cổ tích Thánh Gióng?

Học sinh tham khảo mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian: Truyện cổ tích Thánh Gióng?

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian: Truyện cổ tích Thánh Gióng?

Tập nghiên cứu và viết báo cáo về một vấn đề văn học dân gian là nội dung của chuyên đề học tập 1 dành cho học sinh lớp 10.

Học sinh có thể tham khảo mẫu báo cáo về một vấn đề văn học dân gian: Truyện cổ tích Thánh Gióng dưới đây:

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ MỘT VẤN ĐỀ

VĂN HỌC DÂN GIAN

I. Đặt vấn đề

1. Lí do chọn tác phẩm

Truyện cổ tích Thánh Gióng là một trong những câu chuyện nổi tiếng và có ý nghĩa sâu sắc trong văn học dân gian Việt Nam. Nó không chỉ phản ánh tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm mà còn tôn vinh sức mạnh và lòng dũng cảm của người Việt.

2. Xuất xứ của tác phẩm

Thánh Gióng, còn được biết đến với tên gọi Phù Đổng Thiên Vương, là một trong Tứ Bất Tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Truyện được ghi chép trong nhiều tài liệu như Đại Việt sử ký toàn thư và Lĩnh Nam chích quái.

II. Giải quyết vấn đề

1. Tóm tắt cốt truyện

Thánh Gióng kể về một cậu bé kỳ lạ, sinh ra không biết nói, không biết cười. Khi đất nước bị giặc Ân xâm lược, cậu bé bỗng nhiên lớn nhanh như thổi, yêu cầu nhà vua cung cấp ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để ra trận. Cậu đã đánh bại giặc Ân và sau đó bay về trời.

2. Đặc điểm nhân vật

2.1. Thánh Gióng

Thánh gióng ra đời kì lạ: mẹ Gióng mang thai 12 tháng mới sinh ra cậu; Ba tuổi không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy.

Thánh Gióng đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ: mặc vào, vươn vai một cái đã trở thành một tráng sĩ cao lớn, oai phong, lẫm liệt; Chỉ một người nhưng lại đấu lại cả hàng trăm hàng nghìn người, đó là sự đối lập càng tạo nên sự to lớn, vĩ đại, sự phi thường của Thánh Gióng.

2.2. Mẹ Thánh Gióng

Mẹ Thánh Gióng là người luôn chăm sóc và yêu thương con dù cậu bé không biết nói hay cười. Bà tin tưởng vào khả năng đặc biệt của con mình và không ngần ngại chuẩn bị thức ăn khi cậu bé yêu cầu.

4. Ý nghĩa của nhân vật

Thánh Gióng thể hiện lòng yêu nước, kiên quyết chống giặc ngoại xâm, sức mạnh phi thường và tầm vóc vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.

III. Kết luận

Truyện cổ tích Thánh Gióng là một tác phẩm văn học dân gian có giá trị lớn, không chỉ về mặt nghệ thuật mà còn về mặt giáo dục, truyền tải những giá trị đạo đức và tinh thần yêu nước cho thế hệ sau.

IV. Bài viết

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết nổi bật của văn học dân gian Việt Nam, kể về người anh hùng đánh đuổi giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ sáu. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời kỳ diệu của Thánh Gióng – nhân vật tiêu biểu với sức mạnh phi thường.

Ngày xưa, ở làng Gióng có một đôi vợ chồng chăm chỉ, phúc đức nhưng lại hiếm muộn, mãi vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão tình cờ nhìn thấy dấu chân khổng lồ ngoài đồng, bà thử đặt chân vào và về nhà thì bất ngờ mang thai.

Sau mười hai tháng, bà sinh được một cậu bé, nhưng lên ba tuổi mà cậu vẫn không nói, không cười. Đúng lúc đó, giặc Ân kéo đến xâm lược, vua Hùng ra lệnh tìm người tài cứu nước. Khi sứ giả đến làng, cậu bé bỗng cất tiếng: “Mẹ, mời sứ giả vào đây!” Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua chuẩn bị cho mình một con ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để ra trận.

Sau ngày hôm đó, cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, áo mặc mãi cũng không vừa. Khi quân giặc tràn tới, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc.. Khoác áo giáp, cầm roi, cưỡi ngựa sắt, tráng sĩ lao vào trận và đánh tan giặc. Xong xuôi, tráng sĩ bỏ lại giáp sắt, cưỡi ngựa bay về trời. Vua nhớ ơn, phong cậu là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng như một người anh hùng chống ngoại xâm, hiện lên với vẻ oai phong, mạnh mẽ và dũng cảm. Cách Gióng ra đời đã báo trước rằng cậu sẽ có một cuộc đời phi thường. Thánh Gióng trở thành biểu tượng của sức mạnh và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.

Chi tiết Gióng về cõi bất tử không chỉ thể hiện lòng tôn kính của dân gian mà còn cho thấy sự bất diệt trong lòng người Việt với những người có công với nước. Để ghi nhớ công lao của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho cậu là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ ở quê nhà - làng Phù Đổng, ngày nay được gọi là làng Gióng. Những dấu tích còn lại như bụi tre ngà vàng ở huyện Gia Bình, những ao hồ từ vết chân ngựa, hay ngọn lửa thiêu cháy làng Cháy đều phản ánh niềm tin vào sức mạnh kỳ diệu của dân tộc.

Qua truyền thuyết này, Thánh Gióng hiện lên như một biểu tượng của người anh hùng, gánh trên vai trách nhiệm bảo vệ dân tộc, thể hiện lòng yêu nước, sức mạnh của cái thiện và niềm tự hào dân tộc.

V. Tài liệu tham khảo

1. Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

2. Trần Thế Pháp (2001), Lĩnh Nam chích quái, Dịch giả: Đinh Gia Khánh, Nhà xuất bản Văn học.

3. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Đinh Gia Khánh (2004), Văn học dân gian Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục.

Lưu ý: mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian chỉ mang tính tham khảo.

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian: Truyện cổ tích Thánh Gióng?

Mẫu báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian: Truyện cổ tích Thánh Gióng? (Hình từ Internet)

Giáo dục phổ thông bao gồm mấy cấp học?

Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định về cấp học và độ tuổi giáo dục phổ thông như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
...

Theo quy định trên, giáo dục phổ thông gồm 3 cấp học là giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?

Theo quy định tại Điều 29 Luật Giáo dục 2019 thì mục tiêu của giáo dục phổ thông là:

- Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

- Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

- Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Môn ngữ văn lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề đọc hiểu Ngữ văn lớp 10 có đáp án mới nhất? Điều kiện để học sinh lớp 10 được lên lớp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo nghiên cứu đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ đã học?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn nghị luận về trách nhiệm của học sinh đối với quê hương đất nước lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp 05 bài nghị luận xã hội phân tích nghệ thuật đặc sắc trong Ngữ văn lớp 10? Yêu cầu cần đạt về liên hệ, so sánh, kết nối trong môn Ngữ văn lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích nhân vật Thị Hến trong Mắc mưu Thị Hến? Điều kiện biên soạn nội dung sách giáo khoa lớp 10 chương trình mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội lớp 10? Học sinh lớp 10 được học những kiến thức tiếng Việt nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Chữ bầu lên nhà thơ ngắn nhất? Định hướng về nội dung giáo dục của môn Ngữ văn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích đánh giá Xúy Vân giả dại trích chèo Kim Nham? Học sinh phải biết đóng vai nhân vật đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Soạn bài Xúy Vân lớp 10 ngắn gọn nhất? Học sinh lớp 10 có những quyền gì?
Tác giả: Nguyễn Như Quỳnh
Lượt xem: 8175
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;