Mẫu bài văn ôn thi THPTQG năm 2025 suy nghĩ về nỗ lực của bản thân? Đề thi THPTQG năm 2025 phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Mẫu bài văn ôn thi THPTQG năm 2025 suy nghĩ về nỗ lực của bản thân?
Mẫu bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân như sau:
Việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân là điều cần thiết không chỉ để đạt được thành công cá nhân mà còn để đóng góp tích cực cho xã hội. Mỗi người đều mang trong mình những khả năng riêng, nhưng chỉ khi chúng ta vượt qua sự thoả mãn và chấp nhận thử thách, chúng ta mới có thể khai thác hết sức mạnh tiềm ẩn đó. Giống như những cây cối không ngừng vươn lên, chúng ta cũng cần dũng cảm đối mặt với khó khăn và nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Sự phát triển bản thân không chỉ mang lại lợi ích cho chính chúng ta mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi một người phấn đấu vươn tới những đỉnh cao mới, họ trở thành nguồn cảm hứng cho người khác, tạo nên một vòng tròn tích cực trong cộng đồng. Hơn nữa, việc phát huy tiềm năng cũng giúp chúng ta nhận ra giá trị của chính mình, từ đó xây dựng lòng tự tin và tinh thần vượt khó. Tóm lại, nỗ lực phát huy tiềm năng là chìa khóa để mở ra những cánh cửa mới trong cuộc sống và mang lại những trải nghiệm ý nghĩa. |
Lưu ý: Nội dung bài văn nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của việc nỗ lực phát huy tiềm năng của bản thân chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu bài văn ôn thi THPTQG năm 2025 suy nghĩ về nỗ lực của bản thân? Đề thi THPTQG năm 2025 phải đáp ứng những yêu cầu nào? (HÌnh từ Internet)
Đề thi THPTQG năm 2025 phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo quy định tại Điều 5 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi THPTQG 2025 phải đạt các yêu cầu dưới đây:
- Trong một kỳ thi, mỗi môn thi có đề thi chính thức và đề thi dự bị.
- Đề thi phải bảo đảm các yêu cầu dưới đây:
+ Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
+ Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
+ Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi của các bài thi tự chọn;
+ Mỗi đề thi có đáp án kèm theo, riêng đề thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi;
+ Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
- Đề thi, đáp án chưa công khai thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật”. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước độ “Tối mật” của đề thi:
+ Đối với đề thi tự luận chỉ kết thúc khi hết hai phần ba (2/3) thời gian làm bài; đối với đề thi trắc nghiệm chỉ kết thúc khi hết thời gian làm bài của buổi thi;
+ Đề thi dự bị chưa sử dụng tự giải mật ngay khi hết thời gian làm bài của môn thi cuối cùng của Kỳ thi.
Việc đăng ký dự thi THPTQG năm 2025 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 20 Dự thảo thông tư Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông tải về về điều kiện dự thi như sau:
- Tổ chức ĐKDT:
+ Thí sinh ĐKDT theo các quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT;
+ Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT cùng với hồ sơ ĐKDT;
+ Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi ĐKDT chịu trách nhiệm:
++Cấp tài khoản và mật khẩu cho thí sinh thuộc điểm a, khoản 1 Điều 19 của Quy chế này; hướng dẫn thí sinh chuẩn bị hồ sơ để đăng ký dự thi trực tuyến; hướng dẫn thí sinh ĐKDT; thu Phiếu ĐKDT, nhập thông tin thí sinh ĐKDT (đối với thí sinh đăng ký trực tiếp);
++Thu hồ sơ ĐKDT của thí sinh thuộc điểm b, c, d khoản 1 Điều 19 của Quy chế này; cấp tài khoản cho thí sinh ngay khi thu hồ sơ (đối với trường hợp thí sinh đăng ký trực tiếp);
- Rà soát, cập nhật thông tin về kết quả học tập của thí sinh ở trường phổ thông; tra cứu thông tin từ nguồn thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác nhận diện ưu tiên theo nơi thường trú, đối tượng người dân tộc cho thí sinh (thực hiện trên Hệ thống Quản lý thi);
++ Tổ chức xét duyệt hồ sơ ĐKDT và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 19 Quy chế này chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ ĐKDT và chuyển hồ sơ, dữ liệu ĐKDT cho sở GDĐT;
+ Tài khoản của thí sinh là số Căn cước công dân (viết tắt là CCCD) hoặc Chứng minh nhân dân (viết tắt là CMND) hoặc mã số định danh cá nhân (viết tắt là ĐDCN) do cơ quan Công an cấp. Đối với thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN hoặc không có quốc tịch Việt Nam thì sử dụng số Hộ chiếu của thí sinh để thay thế. Trường hợp thí sinh không có CCCD/CMND/ĐDCN/số Hộ chiếu thì Hệ thống QLT sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý;
+ Sở GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ GDĐT;
+ Bộ GDĐT quản trị dữ liệu ĐKDT toàn quốc.
- Soạn bài Huyện đường ngắn nhất? Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là từ lớp mấy?
- Mẫu viết đoạn văn 150 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình yêu của tuổi trẻ trong xã hội ngày nay?
- Tuyển chọn top bài thơ về đất nước Việt Nam hay nhất? 5 tiêu chuẩn cần đạt của giáo viên THPT là gì?
- Hồ sơ dự tuyển của công dân Việt Nam được cử ra nước ngoài học tập bao gồm những gì?
- Cơ sở giáo dục có được để viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật ký hợp đồng thỉnh giảng không?
- Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với giáo viên trung học cơ sở?
- Có được hưởng phụ cấp thâm niên với trường hợp giữ mã ngạch giáo viên nhưng không giảng dạy?
- Luận văn thạc sĩ là gì? Luận văn thạc sĩ được tổ chức đánh giá bằng hình thức nào?
- Bếp ăn trường học là gì? Có cần phải lưu mẫu trong bếp ăn trường học của trường mẫu giáo không?
- Tiêu chuẩn của giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp là gì?