Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Thông tin pháp luật nào được đăng tải trên trang thông tin điện tử Bộ Quốc phòng?

Chiến dịch Điện Biên Phủ có Mật danh là gì? Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình là gì?

Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

Mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ là "Trần Đình". Đây là mật danh do Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đặt nhằm bảo mật thông tin và chiến lược trong quá trình chỉ đạo chiến dịch, một trong những chiến dịch quyết định đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946–1954).

Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1954, với đỉnh cao là ngày 7/5/1954 khi quân đội Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève, công nhận độc lập và chủ quyền của Việt Nam.

Lưu ý: Thông tin về mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì chỉ mang tính tham khảo!

Xem thêm

>>>2 bộ đáp án tuần 3 Cuộc thi Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?

Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Thông tin pháp luật nào được đăng tải trên trang thông tin điện tử Bộ Quốc phòng?

Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì? Thông tin pháp luật nào được đăng tải trên trang thông tin điện tử Bộ Quốc phòng? (Hình từ Internet)

Thông tin pháp luật nào được đăng tải trên trang thông tin điện tử Bộ Quốc phòng?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử như sau:

Đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử
1. Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;
c) Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;
d) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.
....

Như vậy thông qua quy định trên thì những thông tin pháp luật được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng bao gồm như sau:

- Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức

- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành

- Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật

Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình là gì?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình như sau:

[1] Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình tập trung vào các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

[2] Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật miễn phí, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại nơi tạm lánh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

[3] Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận ở cơ sở có trách nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng là nạn nhân bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình; huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.

[4] Gia đình có trách nhiệm giáo dục thành viên thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới.

Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống GDQD?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

[1] Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.

[2] Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:

- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;

- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;

- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

Cùng chủ đề
Tác giả: Võ Phi
Lượt xem: 0
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;