11:22 | 24/07/2024

Lương giáo viên khi nghỉ hè sẽ như thế nào?

Giáo viên nghỉ hè thì có được nhận lương không? Lương giáo viên đang áp dụng theo mức lương cơ sở là bao nhiêu?

Lương giáo viên khi nghỉ hè sẽ như thế nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định như sau:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Theo đó, thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động 2019), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Như vậy, giáo viên nghỉ hè vẫn được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có).

Lương giáo viên khi nghỉ hè sẽ như thế nào?

Lương giáo viên khi nghỉ hè sẽ như thế nào? (Hình từ Internet)

Lương cơ sở để tính tiền lương giáo viên đang là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở để tính tiền lương cho giáo viên như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
3. Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương: Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù. Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc). Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Theo đó, mức lương cơ sở dùng để tính mức lương cho giáo viên hiện nay là 2.340.000 đồng. Trong đó, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;

- Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Lương giáo viên hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.

Tại 04 Thông tư của Bộ GDĐT quy định về hệ số lương của giáo viên các cấp gồm Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Theo đó, bảng lương giáo viên các cấp tính trên mức lương cơ sở như sau:

Xem toàn bộ Bảng lương giáo viên mới từ 01/7/2024 tại đây.

Trong đó, khi thực hiện tăng lương cơ sở thì mức lương cơ bản dựa trên hệ số lương và lương cơ sở của giáo viên các cấp sẽ tăng mạnh đáng kể như:

- Đối với lương giáo viên mầm non:

+ Mức lương thấp nhất tăng từ 3.780.000 lên đến 4.914.000 đồng/tháng.

+ Mức lương theo bậc cao nhất tăng từ 11.484.000 đồng lên 14.929.200 đồng/tháng.

- Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT:

+ Mức lương theo bậc thấp nhất tăng từ 4.212.000 đồng lên 5.475.600 đồng/tháng.

+ Mức lương theo bậc cao nhất tăng từ 12.204.000 đồng lên 15.865.200 đồng/tháng.

Lương giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Những khoản tiền bị trừ thẳng vào lương giáo viên?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương giáo viên hợp đồng vùng 2 tối thiểu là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương giáo viên mầm non hạng 1 từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương giáo viên hợp đồng ít nhất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp mức lương giáo viên mầm non công lập từ 1/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương giáo viên như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương bao nhiêu thì giáo viên phải đóng thuế TNCN?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương giáo viên mới cập nhật từ 01/7/2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương giáo viên tiểu học năm 2024 ra sao khi tăng lương cơ sở lên 2,34?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính lương giáo viên từ 01/7/2024 khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng?
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;