Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục trong việc phòng thủ dân sự như thế nào?

Hiệu lực thi hành của Luật Phòng thủ dân sự là khi nào? Bộ Giáo dục có trách nhiệm gì trong việc phòng thủ dân sự?

Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

Căn cứ theo Điều 55 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2023.

Như vậy, Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? (Hình ảnh từ Internet)

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục trong việc phòng thủ dân sự như thế nào?

Căn cứ theo Điều 51 Luật Phòng thủ dân sự 2023 có quy định trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự và có trách nhiệm sau đây:

- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý;

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự; tổ chức lực lượng, phương tiện của mình làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền.

Quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật như sau:

(1) Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm:

- Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

- Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;

- Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.

Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống GDQD như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về ni dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân như sau:

(1) Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.

(2) Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:

- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;

- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;

- Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.

Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống GDQD có hình thức ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có quy định cụ thể về hình thức giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống GDQD như sau:

- Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Quân đội Nhân dân Việt Nam
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 ở đâu? Học sinh các cấp có được nghỉ để tham quan Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách đánh truyền thống của lực lượng dân quân tự vệ Việt Nam là gì? Yêu cầu cần đạt về năng lực nhận thức vấn đề quốc phòng an ninh của học sinh THPT?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tỉnh Cao Bằng 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Diễn văn kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam? Học sinh có được nghỉ vào ngày kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Top mẫu viết bài văn kể lại giấc mơ gặp người lính và trò chuyện với người lính trong Ngày 22 12? Yêu cầu về nội dung giáo dục THCS?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảm nghĩ về ngày truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam Ngày 22 tháng 12? Năng lực đặc thù cần có đối với môn Lịch sử là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 12 năm 2024 là ngày gì? Sinh viên đang học đại học thì có được đăng ký đi nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
50 câu hỏi có đáp án về ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12? Mục tiêu chương trình môn lịch sử là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phòng thủ dân sự có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? Trách nhiệm của Bộ Giáo dục trong việc phòng thủ dân sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam? Mục tiêu chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp THPT là gì?
Tác giả: Ngô Trung Hiếu
Lượt xem: 970
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;