Luân chuyển giáo viên mầm non nữ đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong bao lâu?
Luân chuyển giáo viên mầm non nữ đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 61/2006/NĐ-CP có quy định về thời hạn luân chuyển giáo viên như sau:
Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và trợ cấp chuyển vùng
1. Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Hết thời hạn công tác nói trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền sắp xếp luân chuyển công tác trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc tạo điều kiện để nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục liên hệ chuyển công tác, giải quyết thuyên chuyển theo nguyện vọng.
2. Cơ quan quản lý giáo dục, địa phương nơi nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục luân chuyển trở về có trách nhiệm tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm đồng thời luân chuyển người khác đi thay thế nếu có yêu cầu. Nếu có khó khăn về biên chế và quỹ lương sẽ được điều chỉnh về biên chế và quỹ lương. Hết thời hạn trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tình nguyện ở lại để tiếp tục công tác và ổn định cuộc sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình và được vay vốn làm nhà, làm kinh tế với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm.
3. Nếu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có gia đình chuyển đi theo thì được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên đi cùng và được trợ cấp chuyển vùng bằng 6.500.000 đồng (sáu triệu năm trăm ngàn đồng) cho một hộ.
Theo quy định thì thời hạn luân chuyển nhà giáo đến đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam.
Như vậy, thời hạn luân chuyển giáo viên mầm non nữ đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 3 năm.
Luân chuyển giáo viên mầm non nữ đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non có quyền và nhiệm vụ gì?
* Về nhiệm vụ:
Căn cứ tại Điều 27 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của giáo viên mầm non như sau:
- Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
- Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
- Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
- Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
* Về quyền:
Căn cứ tại Điều 28 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì quyền của giáo viên mầm non như sau:
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; được bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được khen thưởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên, nhân viên
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non. Hằng năm, giáo viên tự đánh giá và được nhà trường đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.
2. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại các văn bản tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theo quy định.
Như vậy, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non.
- Chứng chỉ ngoại ngữ không được quy đổi thành điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới đáng chú ý của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025 so với các năm trước?
- Mẫu phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân lớp 9? Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THCS?
- Đã có Thông tư 24 Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Điều kiện cơ sở vật chất trong bảo đảm an toàn thực phẩm trong trường học?
- Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ngành giáo dục?
- Định luật bảo toàn cơ năng là gì? Công thức định luật bảo toàn cơ năng học ở lớp mấy?
- Điều kiện thành lập trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao công lập là gì?
- Công thức tính lực đẩy Acsimet là gì? Học sinh lớp 8 được chuyển trường khi nào?