Liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Liên kết đào tạo trong giáo dục đại học là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng.
2. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm trung tâm đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, văn hóa, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, kể cả cơ sở đào tạo, bồi dưỡng do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ được phép hoạt động tại Việt Nam thành lập.
3. Chương trình giáo dục tích hợp là chương trình giáo dục của Việt Nam được tích hợp với chương trình giáo dục của nước ngoài, bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và không trùng lặp về nội dung, kiến thức.
4. Liên kết giáo dục là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện chương trình giáo dục tích hợp.
5. Liên kết đào tạo là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.
...
Như vậy, liên kết đào tạo là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Liên kết đào tạo nhằm mục đích là thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.
Liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 việc liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau:
- Liên kết đào tạo với nước ngoài là việc hợp tác đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học được thành lập ở Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ, nhưng không hình thành pháp nhân mới. Việc liên kết đào tạo với nước ngoài phải bảo đảm thực hiện quy định của Luật giáo dục 2019 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng.
Việc tổ chức đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài.
- Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp cấp.
Các bên liên kết phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình đào tạo.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe sau khi có ý kiến của bộ, ngành liên quan; đề án liên kết đào tạo của cơ sở giáo dục đại học không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012.
- Cơ sở giáo dục đại học đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012 và khoản 2 Điều 32 Luật Giáo dục đại học 2012 thì được tự chủ liên kết đào tạo trình độ đại học; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học thì được tự chủ liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp; khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ thì được tự chủ liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp.
- Trường hợp chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bị đình chỉ tuyển sinh hoặc bị chấm dứt hoạt động do không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012, cơ sở giáo dục đại học phải:
+ Bảo đảm lợi ích hợp pháp của giảng viên, người lao động và người học;
+ Bồi hoàn kinh phí cho người học;
+ Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;
+ Thanh toán các khoản nợ thuế và khoản nợ khác (nếu có).
- Cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai thông tin liên quan về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, tính pháp lý của văn bằng nước ngoài được cấp tại nước cấp bằng và tại Việt Nam trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng; hỗ trợ người học trong quá trình công nhận văn bằng giáo dục đại học; thực hiện kiểm định chương trình liên kết thực hiện tại Việt Nam ngay sau khi có sinh viên tốt nghiệp và kiểm định theo chu kỳ quy định.
- Cơ sở giáo dục đại học tự liên kết đào tạo khi chưa bảo đảm điều kiện theo quy định hoặc vi phạm điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong đề án liên kết đào tạo với nước ngoài thì bị đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo, không được tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
Đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì đối tượng liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ là:
- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và đã được kiểm định chất lượng giáo dục;
- Cơ sở giáo dục đại học được thành lập, hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.
- Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Văn 2024 ngày 1? Học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia có những quyền lợi gì?
- Top 3 mẫu viết đoạn văn ngắn về Tết bằng Tiếng Anh lớp 6? Môn Tiếng Anh lớp 6 có mục tiêu cụ thể là gì?
- 20 chứng chỉ được miễn thi Ngoại ngữ tốt nghiệp THPT 2025?
- Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025? Công nhận tốt nghiệp THPT được quy định thế nào?
- Mẫu bài tập tổng hợp hình học lớp 8 chi tiết nhất? Học sinh lớp 8 đạt danh hiệu Học sinh Xuất sắc khi nào?
- Top mẫu bài cảm nhận về nhân vật Huấn Cao chọn lọc nhất? Các ngữ liệu cụ thể mà học sinh lớp 11 được học trong môn Ngữ văn là gì?
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông? Yêu cầu cần đạt đối với nội dung thủy quyển trong môn Địa lí lớp 10?
- Mẫu văn nghị luận về ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội hiện nay hay nhất?
- Tổng hợp 06 mẫu mở bài chung cho nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống? Môn Ngữ văn lớp 9 có những kiến thức Tiếng Việt gì?
- Mẫu phân tích bài thơ Tự tình 1? Tổ chức thi tuyển vào lớp đầu cấp trường THPT chuyên như thế nào?