Lịch thi Violympic cấp trường năm học 2024 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa thi?
Lịch thi Violympic cấp trường năm học 2024 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa thi?
Ngày 10/11/2022, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có Công Văn 5943/BGDDT-GDTrH năm 2022 đồng ý với nội dung của Đề án sân chơi Violympic dành cho học sinh phổ thông.
Ban tố chức cuộc thi Violympic đã chính thức công bố lịch thi và thể lệ thi Violympic năm học 2024 - 2025
Thể lệ thi Violympic năm học 2024 - 2025...Tải về
Lịch thi Violympic năm học 2024 - 2025...Tải về
Theo đó, cuộc thi Violympic năm học 2024 - 2025 sẽ chính thức khởi động từ ngày 01/09/2024. Vòng Sơ loại sẽ khởi động với 6 thử thách dành cho các môn Toán, Toán bằng tiếng Anh, tiếng Việt và 3 thử thách đối với các môn thi Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.
Lịch thi Violympic cấp trường năm học 2024 2025 cụ thể như sau:
Như vậy, kì thi Violympic cấp trường năm học 2024-2025 sẽ diễn ra từ ngày 10/12/2024 đến ngày 13/12/2024 với 05 môn thi: Toán, Toán bằng Tiếng Anh, Tiếng Việt, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lí.
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 6 ngày nữa sẽ đến kì thi Violympic cấp trường năm học 2024-2025.
Lịch thi Violympic cấp trường năm học 2024 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa thi? (Hình ảnh từ Internet)
Mục đích tổ chức chương trình thi Violympic là gì?
Căn cứ vào Mục 1 Thể lệ chương trình Violympic năm học 2024 - 2025...Tải về có quy định về mục đích tổ chức chương trình thi Violympic như sau:
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập tại các trường phổ thông.
- Tạo ra sân chơi trực tuyến bổ ích và lành mạnh môn Toán, Tiếng Việt, Toán bằng tiếng Anh, Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên cho học sinh phổ thông.
- Tạo điều kiện cho học sinh sử dụng Internet như là một phương thức học tập. Học sinh được luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá năng lực học tập ngay trên nền tảng trực tuyến tiện lợi và an toàn.
- Tạo môi trường thân thiện, lành mạnh để học sinh tích cực giao lưu và học tập.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi chất lượng, lồng ghép các tình huống thực tế bám sát định hướng mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhằm phát triển năng lực toàn diện của học sinh.
- Tạo điều kiện cho giáo viên trên toàn quốc tham khảo, sử dụng ngân hàng câu hỏi chất lượng, được kiểm duyệt và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 3 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
- Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục trong quản lý các hoạt động giáo dục; bảo đảm việc tham gia của học sinh, gia đình và xã hội trong quản lý các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền khác theo quy định của pháp luật.
Ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Giáo dục 2019 quy định ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục:
Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục.
2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu, người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo quy định của Luật Người khuyết tật.
3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong cơ sở giáo dục phải bảo đảm để người học được học liên tục, hiệu quả.
Như vậy, theo quy định trên, ngôn ngữ chính thức dùng trong cơ sở giáo dục là Tiếng việt.
- Mục đích bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là gì?
- Hướng dẫn tổ chức giờ ăn đối với học sinh tiểu học?
- Điều kiện giáo viên nước ngoài dạy ngoại ngữ trong trường mầm non?
- Hướng dẫn xử lý khi xảy ra bạo lực học đường?
- Vì sao nói Công xã Paris là nhà nước kiểu mới? Lớp học Lịch sử của học sinh lớp 8 được tổ chức thế nào?
- Mẫu văn tả chú bộ đội lớp 5 ngắn gọn hay nhất? Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học lớp 5 như thế nào?
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?