Kỳ thi EJU là gì? Danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi EJU?

Khái niệm kỳ thi EJU là như thế nào? Các trường nào tại Nhật Bản sử dụng kết quả kỳ thi EJU?

Kỳ thi EJU là gì? Danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi EJU?

EJU là viết tắt của Examination for Japanese University Admission. Kỳ Thi EJU là kỳ thi được tổ chức với mục đích đánh giá năng lực tiếng Nhật cần thiết và trình độ kiến thức cơ bản của du học sinh người nước ngoài có nguyện vọng theo học tại các trường đại học của Nhật bản.

Các môn thi trong Kỳ Thi EJU là tiếng Nhật, môn khoa học tự nhiên, môn khoa học xã hội và toán học. Trong Kỳ Thi EJU thí sinh không thể đồng thời chọn thi cả 2 môn khoa học tự nhiên và môn khoa học xã hội cùng lúc.

Cụ thể các môn thi trong Kỳ Thi EJU như sau:

Môn thi

Mục đích

Thời gian làm bài

Phạm vi điểm

Tiếng Nhật

Đánh giá năng lực tiếng Nhật

125 phút

Đọc hiểu, Nghe hiểu-Nghe đọc hiểu

0~400 điểm

Khoa học tự nhiên

Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về các môn khoa học tự nhiên.

80 phút

0~200 điểm

Khoa học xã hội

Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về môn khoa học xã hội, đặc biệt là khả năng tư duy và lý luận.

80 phút

0~200 điểm

Toán học

Đánh giá trình độ kiến thức cơ bản về môn toán cần thiết để học tại các trường đại học của Nhật.

80 phút

0~200 điểm

Danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi EJU như sau:

Danh sách các trường Cao đẳng Công nghệ (KOSEN) sử dụng EJU:

Tải về

Danh sách các trường đại học tư thục sử dụng EJU:

Tải về

Danh sách các trường đại học công lập trong nước và địa phương sử dụng EJU:

Tải về

Kỳ thi EJU là gì? Danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi EJU?

Kỳ thi EJU là gì? Danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi EJU? (Hình từ Internet)

Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học hiện nay được quy định như thế nào?

Căn cứ nội dung tại tiểu mục 1, tiểu mục 2 Mục IV Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học được ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

- Chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học được thực hiện bao gồm 10 tín chỉ, tổng số tiết dạy trên lớp là 230 tiết, trong đó có 70 tiết lý thuyết, 160 tiết thảo luận, thực hành (01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết, 01 tiết lý thuyết tương đương 02 tiết thảo luận thực hành, mỗi tiết học là 50 phút).

- Cấu trúc chương trình gồm 8 học phần:

+ Tổng quan chính sách và pháp luật về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp;

+ Hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới;

+ Nghiệp vụ tư vấn du học;

+ Phát triển giáo dục quốc tế, tổ chức sự kiện giáo dục quốc tế phục vụ hoạt động tư vấn du học;

+ Thị trường du học;

+ Thực hành rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ tư vấn du học.

- Kết thúc các học phần 1 và 2 của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học, học viên sẽ thực hiện bài kiểm tra giữa khóa trong thời gian tối thiểu 60 phút theo hình thức viết, tự luận. Kết thúc khóa học sẽ có một bài thi tự luận trong thời gian tối thiểu 90 phút hoặc bài thi trắc nghiệm trong thời gian tối thiểu 60 phút. Điểm kiểm tra giữa khóa và điểm thi kết thúc khóa học được chấm theo thang điểm 10, bài kiểm tra và thi dưới 5 điểm là không đạt yêu cầu.

- Học viên đảm bảo tham gia tối thiểu 80% thời lượng quy định cho mỗi học phần thì được tham dự kiểm tra giữa khóa và thi kết thúc khóa học. Học viên có bài kiểm tra giữa khóa đạt từ 5 điểm trở lên thì được tham dự kỳ thi kết thúc khóa đào tạo. Học viên được phép kiểm tra và thi lại 02 lần nếu bài kiểm tra giữa khóa hoặc thi cuối khóa học không đạt yêu cầu.

- Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua bài kiểm tra giữa khóa và bài thi kết thúc khóa đào tạo. Điểm thi cuối khóa là căn cứ để các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học xét, cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học.

- Những học viên có điểm thi kết thúc khóa đào tạo đạt từ 5 điểm trở lên thì được cấp chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học. Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học cấp chứng chỉ cho học viên theo quy định.

- Mẫu chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học thực hiện theo mẫu chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học thực hiện theo Quy chế quản lý văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Mục tiêu của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học là gì?

Theo hướng dẫn tại mục III Chương trình ban hành kèm theo Thông tư 01/2022/TT-BGDĐT về mục tiêu của chương trình đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học như sau:

(1) Mục tiêu chung

Trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản của hệ thống pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần thiết về hoạt động tư vấn du học; khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong hoạt động tư vấn du học.

(2) Mục tiêu cụ thể

Sau khi được đào tạo, học viên:

- Nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp; các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động tư vấn du học; liên kết đào tạo, công nhận văn bằng; quy định về xuất nhập cảnh.

- Nắm vững và vận dụng được kiến thức cơ bản về hệ thống giáo dục, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam và một số quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới; nghiệp vụ tư vấn du học; những kiến thức cơ bản về văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia/vùng lãnh thổ đến học và các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết để tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn du học.

Du học sinh
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh nhận học bổng ngân sách nhà nước cần có đạo đức tốt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tuyển sinh đi học nước ngoài có cần xét tuyển không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị chủ trì tuyển sinh đi học nước ngoài là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh đăng ký kết hôn ở nước ngoài tại cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước nhận được những nguồn kinh phí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin tuyển sinh học bổng dành cho lãnh đạo trẻ của Chính phủ Nhật Bản 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ thi EJU là gì? Danh sách các trường sử dụng kết quả kỳ thi EJU?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài học đại học ở Việt Nam có phải đáp điều kiện về tuổi hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập?
Hỏi đáp Pháp luật
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước có được hỗ trợ toàn bộ sinh hoạt phí?
Tác giả: Mạc Duy Văn
Lượt xem: 128

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;