Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không?
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không?
- Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai cực Bắc và cực Nam. Nó có các đặc điểm chính sau:
+ Hướng: Kinh tuyến chỉ hướng Bắc-Nam và cắt vuông góc với đường xích đạo.
+ Độ dài: Mỗi kinh tuyến có độ dài khoảng 20.000 km.
+ Chức năng: Kinh tuyến được sử dụng để xác định kinh độ của một điểm bất kỳ trên Trái Đất. Kinh độ là góc giữa kinh tuyến đi qua điểm đó và kinh tuyến gốc (kinh tuyến 0 độ).
+ Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến gốc (0 độ) là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô London, Anh. Nó được chọn làm mốc để tính kinh độ của các điểm khác trên Trái Đất.
*Vì sao kinh tuyến lại quan trọng?
- Xác định vị trí: Cùng với vĩ tuyến, kinh tuyến giúp ta xác định chính xác vị trí của bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất.
- Làm bản đồ: Kinh tuyến và vĩ tuyến là cơ sở để vẽ các bản đồ địa lý.
- Điều hướng: Kinh tuyến được sử dụng trong hàng hải và hàng không để xác định hướng đi và vị trí của tàu thuyền, máy bay.
Bên cạnh đó căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định đối với môn địa lí lớp 6 như sau:
Một số nội dung học như:
- Hệ thống kinh vĩ tuyến. Toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ
- Các yếu tố cơ bản của bản đồ
- Các loại bản đồ thông dụng
- Lược đồ trí nhớ
Yêu cầu cần đạt như sau:
- Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu; ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ.
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
- Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
- Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai cực Bắc và cực Nam. Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí lớp 6.
Kinh tuyến là gì? Kinh tuyến được học trong môn Lịch sử và Địa lí không? Môn Lịch sử và Địa lí có phải là môn học bắt buộc không? (Hình từ Intenret)
Môn Lịch sử và Địa lí có phải là môn học bắt buộc không?
Căn cứ theo Mục 1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đặc điểm môn Lịch sử và Địa lí như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở là môn học có vai trò quan trọng đối với việc hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung và năng lực khoa học với biểu hiện đặc thù là năng lực lịch sử, năng lực địa lí; tạo tiền đề học sinh tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia đời sống lao động, trở thành những công dân có ích.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,... Các mạch kiến thức lịch sử và địa lí được kết nối với nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau. Ngoài ra, môn học có thêm một số chủ đề mang tính tích hợp, như: bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông; đô thị - lịch sử và hiện tại; văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; các cuộc đại phát kiến địa lí,...
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì môn Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc.
Xây dựng môn Lịch sử và Địa lí có tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến không?
Căn cứ theo Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí như sau:
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở tuân thủ các quy định trong Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh một số quan điểm sau:
1. Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.
2. Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.
3. Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
4. Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
5. Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
6. Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,...).
Như vậy, đối chiếu với quy định về quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí, thì môn Lịch sử và Địa lí khi xây dựng chương trình học phải tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới.
>>> Tải về Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.
- Top các mẫu đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe? Học sinh lớp 3 được quyền chọn trường học không?
- Top 10 Mẫu viết đoạn văn về một cảnh đẹp thiên nhiên trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh hoặc ẩn dụ hay nhất?
- Mẫu viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về bài thơ Mẹ môn Ngữ văn lớp 7? Việc đánh giá học sinh lớp 7 có mục đích là gì?
- Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Văn 11 kèm đáp án? Trường THPT chuyên được ưu tiên những gì để bảo đảm chất lượng giáo dục?
- Công dân học tập vn đăng nhập hướng dẫn chi tiết? Kinh phí thực hiện xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 2030?
- Mẫu Kịch bản tổ chức lễ Noel cho trẻ mầm non? Các loại hình của cơ sở giáo dục mầm non hiện nay?
- Tổng hợp đề thi cuối kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 8 có đáp án? Hội đồng kỷ luật học sinh trong trường trung học cơ sở gồm những ai?
- Chi tiết đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử và Địa lí lớp 8 có đi kèm đáp án? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
- Top 3 bộ đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 đi kèm đáp án? Học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Top mẫu viết đoạn kết thúc khác cho một câu chuyện đã đọc, đã nghe lớp 4? Học sinh tiểu học hay còn gọi là học sinh cấp mấy?