Kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học là bao nhiêu tín chỉ?

Theo quy định thì bồi dưỡng nghiệp sư phạm của giảng viên đại học bắt buộc phải học bao nhiêu tín chỉ tối thiểu bắt buộc?

Kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đại học là bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ tại Mục III Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT quy định về nội dung chương trình như sau:

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ
Trong đó bao gồm:
- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ
2. Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ

Như vậy, khối lượng kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đại học là 15 tín chỉ.

Kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học là bao nhiêu tín chỉ?

Kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học là bao nhiêu tín chỉ? (Hình từ Internet)

Mô tả về nội dung kiến thức bắt buộc tối thiểu của Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên như thế nào?

Theo quy định tại Mục IV Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT thì mô tả về nội dung kiến thức bắt buộc tối thiểu của Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học như sau:

(1). Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam (1 tín chỉ)

- Mục tiêu

Giúp người học có tầm nhìn bao quát về sự phát triển của giáo dục đại học trên thế giới và những vấn đề cơ bản của giáo dục đại học Việt Nam.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Sơ lược lịch sử phát triển giáo dục đại học thế giới và Việt Nam;

+ Xu hướng phát triển giáo dục đại học thế giới;

+ Chiến lược đổi mới giáo dục đại học Việt Nam;

+ Quản lí giáo dục đại học.

(2). Tâm lí học dạy học đại học (1 tín chỉ)

- Mục tiêu

Giúp người học nắm được bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí người; hiểu được tâm lí lứa tuổi người lớn; cơ sở tâm lí học của quá trình dạy học và giáo dục đại học; những đặc điểm lao động giao tiếp của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học; có kĩ năng rèn luyện những phẩm chất, nhân cách của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học; giải quyết những vấn đề đặt ra về tâm lí lứa tuổi thanh niên và người trưởng thành.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Bản chất và các quy luật hình thành, phát triển tâm lí ngư­ời;

+ Đặc điểm tâm lí lứa tuổi thanh niên - sinh viên;

+ Cơ sở tâm lí học của quá trình dạy học và giáo dục sinh viên đại học;

+ Đặc điểm lao động sư phạm đại học và những yêu cầu về nhân cách của ngư­ời giảng viên đại học;

+ Đặc điểm của giao tiếp s­ư phạm đại học.

(3). Lí luận dạy học đại học (3 tín chỉ)

- Mục tiêu

Giúp người học nắm được cơ sở lí luận và kiến thức, kĩ năng cơ bản về dạy học trong cơ sở giáo dục đại học, trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống kĩ năng, năng lực dạy học đại học.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Những vấn đề cơ bản về quá trình dạy học ở đại học;

+ Nội dung dạy học đại học;

+ Nguyên tắc dạy học đại học;

+ Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đại học;

+ Lập kế hoạch dạy học đại học;

+ Các kĩ thuật dạy học ở đại học nhằm tích cực hoá hoạt động của sinh viên;

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

(4). Phát triển chư­ơng trình và tổ chức quá trình đào tạo đại học (2 tín chỉ)

- Mục tiêu

Trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng tối thiểu về chương trình, phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học.

Giúp người học biết cách thiết kế chương trình, đề cương chi tiết học phần, đánh giá chương trình và quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Khái niệm chương trình;

+ Cấu trúc ch­ương trình;

+ Phát triển ch­ương trình;

+ Phân cấp quản lí ch­ương trình;

+ Tổ chức quá trình đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học;

+ Vai trò của giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học với việc phát triển chương trình môn học.

(5). Đánh giá và kiểm định trong giáo dục đại học (2 tín chỉ)

- Mục tiêu

Trang bị cho người học những lí luận về phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên và những hiểu biết cơ bản về hệ thống đảm bảo chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong cơ sở giáo dục đại học.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Những vấn đề cơ bản về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục đại học;

+ Đánh giá kết quả học tập của sinh viên;

+ Quản lí và đảm bảo chất l­ượng đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học;

+ Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học;

+ Kiểm định chất lượng chương trình.

(6). Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học (1 tín chỉ)

- Mục tiêu

Trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cơ bản về phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học ở cơ sở giáo dục đại học.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Sử dụng phương tiện trực quan trên giảng đường;

+ Sử dụng các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong dạy học;

+ Tìm kiếm và khai thác các nguồn dữ liệu phục vụ dạy học;

+ Sử dụng phần mềm, công cụ soạn thảo văn bản và trình diễn bài giảng.

(7). Tâm lí học đại cương (2 tín chỉ)

- Mục tiêu

Nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về tâm lí học, các quá trình nhận thức, các quá trình tâm lí, thuộc tính tâm lí con người và ứng dụng của nó trong dạy học, giáo dục, trong đời sống hằng ngày.

Hình thành các kĩ năng nhận biết về đặc điểm tâm lí con người nói chung và đặc điểm tâm lí cá nhân nói riêng, có thái độ ứng xử phù hợp với đối tượng giáo dục.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Những vấn đề chung của Tâm lí học;

+ Nhận thức, tình cảm, ý chí của con người;

+ Tâm lí học lứa tuổi, Tâm lí học sư phạm;

+ Ứng dụng những kiến thức của Tâm lí học đại cương vào lĩnh vực dạy học và giáo dục học sinh, sinh viên.

(8). Giáo dục học đại cương (3 tín chỉ)

- Mục tiêu

Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về giáo dục học, vai trò của giáo dục đối với xã hội và cá nhân, những kiến thức cơ bản về dạy học và đặc điểm lao động sư phạm của người giảng viên, trên cơ sở đó hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho người học.

- Nội dung

Học phần này bao gồm các nội dung:

+ Giáo dục học là một khoa học;

+ Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách con người;

+ Mục đích, nhiệm vụ giáo dục;

+ Nhân cách người thầy giáo;

+ Những vấn đề cơ bản về lí luận dạy học;

+ Những vấn đề cơ bản về lí luận giáo dục.

Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ s­ư phạm cho giảng viên đại học là gì?

Căn cứ tại Mục I Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ban hành kèm theo Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT thì mục tiêu của chương trình bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ s­ư phạm cho giảng viên đại học như sau:

(1). Mục tiêu chung

Trang bị kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ s­ư phạm cơ bản về giảng dạy đại học cho các đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo h­ướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ước và hội nhập quốc tế.

(2). Mục tiêu cụ thể

- Về kiến thức

Người học được trang bị:

+ Các kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục học đại học; vai trò và sứ mệnh của giáo dục đại học, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện đại;

+ Các kiến thức cơ bản về tâm lí học, lí luận dạy học đại học, phương pháp và kĩ thuật dạy học đại học;

+ Những vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.

- Về kĩ năng

Người học được cung cấp:

+ Các kĩ năng thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức bài học và hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học;

+ Các kĩ năng xây dựng, phát triển chương trình dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở đại học; kĩ năng nghiên cứu khoa học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học;

+ Các kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá quá trình dạy học; kĩ năng đọc, viết, trình diễn và giao tiếp trong quá trình dạy học;

+ Các kĩ năng tổ chức và quản lí trường đại học, cao đẳng (cấp bộ môn, khoa), quản lí người học theo quy định và nhiệm vụ của giảng viên.

- Về thái độ

Giúp người học:

+ Hình thành ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học;

+ Hình thành lòng say mê và hứng thú trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học;

+ Thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức và quản lí quá trình dạy học.

Bồi dưỡng nghiệp vụ
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bãi bỏ quy định về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cử nhân các ngành nào được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên tiểu học?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiến thức bắt buộc tối thiểu khi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học là bao nhiêu tín chỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu của việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường đại học là gì?
Bài viết mới nhất

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;