Kiểm định chất lượng giáo dục THCS là gì?

Theo quy định thì việc kiểm định chất lượng giáo dục THCS sẽ được hiểu như thế nào?

Kiểm định chất lượng giáo dục THCS là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất lượng giáo dục trường trung học là sự đáp ứng mục tiêu của trường trung học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
...

Đồng thời theo, khoản 2 Điều 2 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục, đáp ứng các yêu cầu của Luật giáo dục, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.
2. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Kiểm định chất lượng giáo dục gồm có kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (gọi tắt là kiểm định trường) và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục (gọi tắt là kiểm định chương trình). Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được áp dụng đối với tất cả các cơ sở giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo. Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục được áp dụng đối với các chương trình giáo dục các trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
...

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì kiểm định chất lượng giáo dục THCS là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục.

Kiểm định chất lượng giáo dục THCS là gì?

Kiểm định chất lượng giáo dục THCS là gì? (Hình từ Internet)

Khi kiểm định chất lượng giáo dục THCS thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ được Nhà nước cấp kinh phí như thế nào?

Căn cứ tại Điều 15 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

Nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục
1. Nguồn tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập bao gồm:
a) Kinh phí do Nhà nước cấp:
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng của các dự án, kinh phí mua sắm trang thiết bị và sửa chữa tài sản cố định bố trí trong phạm vi dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước đặt hàng;
- Kinh phí hoạt động thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên tối đa không quá 03 năm đầu mới thành lập theo dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao hằng năm;

Theo đó, khi kiểm định chất lượng giáo dục THCS thì tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sẽ được Nhà nước cấp kinh phí kinh phí cho 3 hoạt động như: [1] Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; [2] Kinh phí thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng giáo dục; [3] Kinh phí hoạt động thường xuyên.

Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Quy định điều kiện thành lập và giải thể, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, có quy định về quyền hạn và nghĩa vụ tài chính của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục như sau:

- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quyền thu phí kiểm định chất lượng chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Tài chính về các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước và khung mức thu phí kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc đối với các chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục.

Đối với các khoản thu từ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục có tính chất không bắt buộc (hoạt động dịch vụ), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được tự quyết mức thu phí dịch vụ căn cứ vào nội dung công việc và hợp đồng thỏa thuận với cơ sở giáo dục.

- Hằng năm, sau khi trang trải tất cả các khoản chi phí hợp lý, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, trong phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập được trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Kiểm định chất lượng giáo dục
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể khi nào từ ngày 20/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có ít nhất bao nhiêu kiểm định viên cơ hữu làm việc toàn thời gian?
Hỏi đáp Pháp luật
Chu kỳ đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học là mấy năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường trung học phổ thông phải công khai các thông tin gì về điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học có giá trị trong thời hạn bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có chức năng gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do ai thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT là gì?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 177

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;