Kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 Tiểu học? Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như thế nào?
Kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 Tiểu học?
Kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 Tiểu học có thể tham khảo như sau:
Kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 Tiểu học 1. Mở đầu Thời gian: [Ngày, giờ] Địa điểm: [Phòng họp, trường tiểu học] Người chủ trì: [Tên giáo viên chủ nhiệm] Giáo viên: Kính chào quý phụ huynh và các thầy cô! Hôm nay, chúng ta tổ chức buổi họp phụ huynh cuối học kỳ 1 để cùng nhau nhìn lại quá trình học tập của các em và bàn bạc về những phương hướng trong thời gian tới. 2. Báo cáo kết quả học tập Giáo viên: Trong học kỳ 1 vừa qua, các em đã có những tiến bộ đáng kể. Chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua một số kết quả học tập: Điểm trung bình môn học: [Chia sẻ điểm trung bình các môn học] Những học sinh xuất sắc: [Danh sách học sinh có thành tích tốt] Những học sinh cần hỗ trợ thêm: [Thông tin về học sinh cần cải thiện] 3. Đánh giá hoạt động ngoại khóa Giáo viên: Ngoài việc học tập, các em cũng đã tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị như: [Liệt kê các hoạt động, sự kiện] Những hoạt động này không chỉ giúp các em phát triển kỹ năng mà còn tạo cơ hội để các em giao lưu, kết bạn. 4. Thảo luận về các vấn đề nổi bật Giáo viên: Trong quá trình học tập, chúng ta cũng gặp một số vấn đề như: [Liệt kê các vấn đề như sự chú ý trong lớp, thái độ học tập] Rất mong nhận được ý kiến từ quý phụ huynh để tìm ra giải pháp tốt nhất cho các em. 5. Đề xuất phương hướng trong học kỳ 2 Giáo viên: Để nâng cao chất lượng học tập, chúng tôi đề xuất một số phương hướng như sau: Tăng cường giao tiếp giữa giáo viên và phụ huynh. Khuyến khích các em tham gia vào các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa. Tổ chức các buổi học phụ đạo cho học sinh cần hỗ trợ. 6. Hỏi đáp và chia sẻ Giáo viên: Bây giờ, tôi xin mời quý phụ huynh chia sẻ ý kiến, câu hỏi hoặc bất kỳ vấn đề gì liên quan đến việc học của các em. 7. Kết thúc Giáo viên: Cảm ơn quý phụ huynh đã dành thời gian đến tham dự buổi họp. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý phụ huynh để cùng nhau giúp các em phát triển tốt hơn trong học kỳ tới. Chúc quý phụ huynh và các em có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ và ý nghĩa! |
*Lưu ý: Thông tin về kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 Tiểu học chỉ mang tính chất tham khảo./.
Kịch bản họp phụ huynh cuối học kì 1 Tiểu học? Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Họp phụ huynh bao nhiêu lần trong năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định họp phụ huynh như sau:
Hoạt động của cha mẹ học sinh và Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh:
a) Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp với số thành viên quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Điều lệ này. Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần: Vào đầu năm học, khi kết thúc học kỳ một, khi kết thúc năm học và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
b) Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trong một năm học sẽ tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp ba lần, cụ thể:
- Họp phụ huynh vào đầu năm
- Họp phụ huynh khi kết thúc học kỳ một
- Họp phụ huynh khi kết thúc năm học
Đồng thời nếu có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thi tổ chức cuộc họp bất thường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức như sau:
- Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban.
+ Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, nhà trường và đại diện cho cha mẹ học sinh trong lớp thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
+ Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết).
+ Thành viên tham gia Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là trưởng ban hoặc phó trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.
+ Số lượng các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu có) của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng ban của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định.
- Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
- Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận. Các nội dung thảo luận, thống nhất trong Ban đại diện cha mẹ học sinh được ghi trong biên bản cuộc họp.
Bên cạnh đó thì Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp còn có nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 4 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT như sau:
- Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
+ Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
- Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
+ Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định tại Điều 9 của Điều lệ này (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
+ Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
+ Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Top 3+ mẫu nhân dịp năm mới hãy viết thư cho người thân? Tổng hợp sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 mới nhất?
- Mẫu nghị luận trình bày ý kiến về ứng xử trên không gian mạng lớp 10? Đánh giá bằng nhận xét đối với học lớp 10 như thế nào?
- Tuyển chọn 5+ mẫu bài văn tả cánh đồng quê em lớp 5? Học sinh lớp 5 phải có năng lực văn học ra sao?
- Nguyên tắc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân?
- Lịch nghỉ Tết học sinh Hà Nội 2025? Trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục học sinh các cấp thế nào?
- 8+ viết đoạn văn ngắn kể về việc em được làm chung với gia đình trong dịp Tết?
- Top 3+ mẫu văn tả người thân ngắn gọn nhất? Mục tiêu chung và mục tiêu của môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?
- 100+ Lời chúc, câu danh ngôn, tục ngữ khai bút đầu xuân 2025? Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục như thế nào?
- 5+ Mẫu viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm?
- Phương thức tuyển sinh 2025 của trường Đại học Sư phạm Hà Nội có gì mới?