Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng? Phương pháp dạy học môn Vật lí lớp 10 phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?
Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng?
Khối lượng riêng (hay còn gọi là mật độ khối lượng) là đại lượng đo lượng khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật chất.
Dưới đây là công thức tính khối lượng riêng và công thức tính khối lượng riêng trung bình của chất:
Công thức tính khối lượng riêng là:
D = m / V
Trong đó:
- D là khối lượng riêng (đơn vị: kg/m³ hoặc g/cm³)
- m là khối lượng của vật (đơn vị: kg hoặc g)
- V là thể tích (đơn vị: m³ hoặc cm³).
Công thức tính khối lượng riêng trung bình:
Khối lượng riêng trung bình của một vật thể bất kỳ được tính bằng khối lượng chia cho thể tích của nó, thường kí hiệu là p:
p = m / V
Trong đó:
p: Khối lượng riêng trung bình (đơn vị: kg/m³ hoặc g/cm³)
m: Khối lượng của vật (đơn vị: kg hoặc g)
V: Thể tích của vật (đơn vị: m³ hoặc cm³).
Bảng khối lượng riêng của một số chất:
Chất rắn | Khối lượng riêng (kg/m3) | Chất lỏng | Khối lượng riêng (kg/m3) |
Chì | 11300 | Thủy ngân | 13600 |
Sắt | 7800 | Nước | 1000 |
Nhôm | 2700 | Xăng | 700 |
Đá | (khoảng) 2600 | Dầu hỏa | (khoảng) 800 |
Gạo | (khoảng) 1200 | Dầu ăn | (khoảng) 800 |
Gỗ tốt | (khoảng) 800 | Rượu, cồn | (khoảng) 790 |
Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng? Phương pháp dạy học môn Toán lớp 10 phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu giáo dục của môn Vật lí lớp 10 là gì?
Theo quy định tại mục III Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giáo dục của môn Vật lí cấp trung học phổ thông như sau:
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, giúp học sinh hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể.
- Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí, với các biểu hiện sau:
+ Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi về: mô hình hệ vật lí; năng lượng và sóng; lực và trường;
+ Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí;
+ Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong thực tiễn, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường;
+ Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng được nghề nghiệp và có kế hoạch học tập, rèn luyện đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp.
Đánh giá kết quả giáo dục môn Vật lí 10 như thế nào?
Căn cứ mục VII Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả giáo dục môn Vật lí lớp 10 như sau:
(1) Định hướng chung
- Mục tiêu đánh giá kết quả giáo dục là thu thập thông tin trung thực, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và sự tiến bộ của học sinh; qua đó, hướng dẫn hoạt động học tập và điều chỉnh hoạt động dạy học.
- Căn cứ đánh giá trong môn Vật lí là các yêu cầu cần đạt về năng lực chung và năng lực vật lí được quy định trong Chương trình tổng thể và Chương trình môn Vật lí. Đối tượng đánh giá là quá trình học tập, rèn luyện và sản phẩm của học sinh thông qua học tập môn Vật lí.
- Để đánh giá được năng lực của học sinh, cần thiết kế các tình huống xuất hiện vấn đề cần giải quyết, giúp học sinh bộc lộ năng lực của mình. Mặt khác, cần lưu ý xác định, lựa chọn các phương pháp, công cụ, tiêu chí đánh giá sao cho phù hợp.
(2) Trọng tâm và hình thức đánh giá
- Trọng tâm đánh giá kết quả học tập môn Vật lí là năng lực nhận thức vấn đề, giải quyết vấn đề và các kĩ năng thực hành, thí nghiệm, cụ thể là nhận thức cốt lõi về:
+ Mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường, ngành nghề liên quan đến vật lí;
+ Các kĩ năng thí nghiệm, thực hành, tìm hiểu khoa học, vận dụng những điều đã học để giải thích một số hiện tượng vật lí đơn giản, bước đầu giải quyết một số vấn đề thực tiễn và cách ứng xử thích hợp với môi trường thiên nhiên.
- Cần phối hợp một cách hợp lí việc đánh giá của giáo viên với đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá của học sinh;
- Đánh giá qua quan sát hoạt động nhóm ở trong và ngoài lớp học, quan sát thao thác thực hành, thí nghiệm vật lí, phân tích các bài thuyết trình;
- Đánh giá qua vấn đáp và đánh giá qua bài tập, bài kiểm tra, vở ghi chép, bản báo cáo kết quả thực hành, kết quả dự án học tập, kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và các hồ sơ học tập khác;
- Đánh giá theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, kết hợp đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết, đánh giá thường xuyên và định kì.
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?
- Top 3 mẫu bài nghị luận xã hội nổi bật về sự kiên trì là chìa khóa thành công? Chương trình môn Ngữ văn lớp 7 có yêu cần đạt gì về Viết?
- Mẫu viết bài văn kể lại truyện Tấm Cám ngắn gọn? Học sinh lớp 6 phải viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích?
- Top mẫu văn tả đồ chơi mà em yêu thích nhất lớp 5? Nội dung đánh giá học sinh lớp 5 hiện nay là gì?
- File word mẫu bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu bản cam kết?
- Soạn bài Lai Tân lớp 8 ngắn nhất? Yêu cầu về năng lực nhận biết lịch sử văn học Việt Nam lớp 8 ra sao?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên: kết quả khắc phục hạn chế khuyết điểm?