Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?

Theo chương trình hiện nay thì Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì? Khái niệm di sản văn hoá là gì?

Khái niệm di sản văn hoá là gì?

Theo quy định về mặt pháp luật thì căn cứ theo Điều 1 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định:

- Di sản văn hoá quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009 có quy định về khái niệm Di sản văn hoá phi vật thể và Di sản văn hoá vật thể như sau

- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.

- Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

*Theo cách hiểu thông thường thì:

Di sản văn hóa là những tài sản vô hình và hữu hình được kế thừa từ các thế hệ trước, mang đậm dấu ấn của một dân tộc, một vùng miền, một cộng đồng. Đó là những giá trị tinh thần, vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với quá khứ, hiện tại và tương lai của con người.

Các loại di sản văn hóa

Di sản văn hóa được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào đặc trưng và hình thức thể hiện:

Di sản văn hóa phi vật thể: Bao gồm các tập quán xã hội, nghi lễ, biểu diễn nghệ thuật, kiến thức truyền miệng, ngôn ngữ, và các kỹ năng thủ công truyền thống. Ví dụ: ca trù, hát xẩm, lễ hội truyền thống, y phục dân tộc, ẩm thực,...

Di sản văn hóa vật thể: Bao gồm các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa, hiện vật khảo cổ, các bộ sưu tập,... Ví dụ: cố đô Huế, các chùa chiền, đình làng, các đồ dùng sinh hoạt cổ,...

Ý nghĩa của di sản văn hóa

Giá trị lịch sử: Di sản văn hóa là những bằng chứng sống động về lịch sử, văn hóa của một dân tộc.

Giá trị văn hóa: Di sản văn hóa phản ánh bản sắc văn hóa của một cộng đồng, tạo nên sự khác biệt và độc đáo.

Giá trị giáo dục: Di sản văn hóa là nguồn tài liệu quý giá để nghiên cứu, học tập và giáo dục.

Giá trị kinh tế: Di sản văn hóa có thể trở thành tài sản du lịch, góp phần phát triển kinh tế.

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?

Khái niệm di sản văn hoá là gì? Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì? (Hình từ Internet)

Học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn gì?

Căn cứ theo Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Chuyên đề 10.2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM

Di sản văn hoá

Khái niệm di sản văn hoá

- Khái niệm di sản văn hoá

- Ý nghĩa của di sản văn hoá

Phân loại di sản văn hoá và xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá

- Phân loại di sản văn hóa

- Xếp hạng di sản văn hoá

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

- Khái niệm bảo tồn di sản văn hoá

- Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản

- Cơ sở khoa học của công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

- Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá

Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan

- Vai trò của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và của mỗi cá nhân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Trách nhiệm của các bên liên quan: Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường, cộng đồng, công dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá

Một số di sản văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam (gợi ý)

Giới thiệu một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu

- Dân ca quan họ Bắc Ninh

- Ca trù

- Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

- Nhã nhạc cung đình Huế

- Đờn ca tài tử Nam Bộ

- ...

Giới thiệu một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu

- Trống đồng Đông Sơn

- Thành Cổ Loa

- Hoàng thành Thăng Long

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

- Quảng trường Ba Đình và Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

- Thành Nhà Hồ

- Cố đô Huế

- Tháp Chăm

- ...

Giới thiệu một số di sản thiên nhiên tiêu biểu

- Các Công viên địa chất: Cao nguyên đá Đồng Văn, Non nước Cao Bằng

- Vịnh Hạ Long

- Vườn quốc gia Cúc Phương

- Vườn quốc gia Cát Tiên

- ...

Như vậy, học sinh sẽ học khái niệm di sản văn hoá sẽ có trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 ở phần chuyên đề.

Đánh giá kết quả giáo dục môn Lịch sử lớp 10 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC

Mục đích đánh giá kết quả giáo dục lịch sử là xác định mức độ đáp ứng của học sinh đối với yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy - học nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Hoạt động đánh giá phải khuyến khích được sự say mê học tập, tìm hiểu, khám phá các vấn đề lịch sử của học sinh; giúp học sinh có thêm sự tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập.

Nội dung đánh giá cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lịch sử đã học trong những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử, thuộc lòng và ghi nhớ máy móc làm trọng tâm.

Thông qua đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt yêu cầu về kiến thức, năng lực, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về lịch sử, đồng thời điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giáo dục lịch sử.

Về hình thức đánh giá, cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh; kết hợp kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành, dự án nghiên cứu; kết hợp đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận.

Môn Lịch sử lớp 10
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp được viết năm nào? Có bao nhiêu quan điểm khi xây dựng chương trình môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thuyết tư tưởng tôn giáo ra đời ở trung hoa với mục đích gì? Mục tiêu chung của chương trình giáo dục môn Lịch sử THPT là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu biểu nhất cho nền văn học Trung Hoa thời cổ - trung địa là loại hình nào? Học sinh lớp 10 sẽ học các chuyên đề nào trong môn Lịch sử?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Ấn độ là người nào? Nền văn minh Ấn Độ sẽ có trong chương trình môn Lịch sử lớp mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc gia Trung Hoa ngày nay nằm ở khu vực nào trên thế giới? Yêu cầu cần đạt khi học về Quốc gia Trung Hoa của học sinh lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Câu nói Các chú phải chiến đấu anh dũng hơn chịu đựng gian khổ hơn phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh được Chủ tịch Hồ Chí Minh động viên cán bộ chiến sĩ trong chiến dịch nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà nước đầu tiên của người Ấn Độ vào thời cổ đại được xây dựng ở đâu? Đặc điểm môn Lịch sử cấp trung học phổ thông là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 bài 6 nền văn minh cổ đại - trung đại dễ hiểu? Nội dung về tri thức lịch sử và cuộc sống đối với môn lịch sử lớp 10?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số bản Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam? Những kiến thức cần nắm về văn minh Đại Việt?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 235

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;