Kết quả rèn luyện sinh viên đại học được phân thành các loại nào?
- Kết quả rèn luyện sinh viên đại học được phân thành các loại nào?
- Các tiêu chí và khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện chung dành cho sinh viên đại học như thế nào?
- Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
- Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đại học như thế nào?
Kết quả rèn luyện sinh viên đại học được phân thành các loại nào?
Theo quy định tại Điều 9 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT thì kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
Cụ thể như sau:
- Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
- Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
- Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
- Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
- Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
- Dưới 35 điểm: loại kém.
Kết quả rèn luyện sinh viên đại học được phân thành các loại nào? (Hình từ Internet)
Các tiêu chí và khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện chung dành cho sinh viên đại học như thế nào?
Căn cứ tại Chương II Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT thì tiêu chí và khung điểm đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên như sau:
* Đánh giá về ý thức tham gia học tập (quy định tại Điều 4 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT)
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức và thái độ trong học tập;
+ Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoa học;
+ Ý thức và thái độ tham gia các kỳ thi, cuộc thi;
+ Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập;
+ Kết quả học tập.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.
* Đánh giá về ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong cơ sở giáo dục đại học (quy định tại Điều 5 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT)
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên được thực hiện trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế và các quy định khác được áp dụng trong cơ sở giáo dục đại học.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.
* Đánh giá về ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội (quy định tại Điều 6 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT)
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao;
+ Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội;
+ Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm.
* Đánh giá về ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng (quy định tại Điều 7 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT)
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng;
+ Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng;
+ Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm.
* Đánh giá về ý thức và kết quả khi tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức trong cơ sở giáo dục đại học hoặc người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện (quy định tại Điều 8 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT)
- Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá:
+ Ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và hiệu quả công việc của người học được phân công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, quản lý các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học;
+ Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, khoa và cơ sở giáo dục đại học;
+ Người học đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện.
- Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm.
Đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học phải tuân thủ các nguyên tắc gì?
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT thì nguyên tắc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học như sau:
- Thực hiện nghiêm túc quy trình và các tiêu chí đánh giá được quy định tại quy chế này; đảm bảo khách quan, công khai, công bằng, chính xác.
- Đảm bảo yếu tố bình đẳng, dân chủ, tôn trọng quyền làm chủ của người được đánh giá.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ các bộ phận, các đơn vị có liên quan trong nhà trường tham gia công tác đánh giá kết quả rèn luyện của người học.
Quy trình đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đại học như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT thì quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên đại học như sau:
Bước 1: Căn cứ vào kết quả rèn luyện của bản thân, tự đánh giá theo mức điểm chi tiết do cơ sở giáo dục đại học quy định.
Bước 2: Tổ chức họp lớp có giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập tham gia, tiến hành xem xét và thông qua mức điểm tự đánh giá của từng người học trên cơ sở các minh chứng xác nhận kết quả và phải được quá nửa ý kiến đồng ý của tập thể đơn vị lớp và phải có biên bản kèm theo.
Giáo viên chủ nhiệm/cố vấn học tập xác nhận kết quả họp lớp và chuyển kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp khoa (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp khoa).
Bước 3: Hội đồng đánh giá cấp khoa họp xét, thống nhất, báo cáo Trưởng khoa thông qua và trình kết quả lên Hội đồng đánh giá kết quả rèn luyện của người học cấp trường (sau đây gọi tắt là Hội đồng cấp trường).
Bước 4: Hội đồng cấp trường họp xét, thống nhất trình Hiệu trưởng xem xét và quyết định công nhận kết quả.
Kết quả đánh giá, phân loại rèn luyện của người học phải được công bố công khai và thông báo cho người học biết trước 20 ngày trước khi ban hành quyết định chính thức.










- Giáo viên dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt như thế nào?
- Điều kiện thành lập trung tâm ngôn ngữ thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên ra sao?
- Pháp luật quy định mã ngành nghề kinh doanh dạy thêm học thêm như thế nào?
- Có bao nhiêu phương thức tuyển sinh trung học phổ thông 2025?
- Giáo dục thể chất là môn học bắt buộc từ lớp mấy?
- Mẫu văn trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, thói xấu của con người trong xã hội hiện đại hay nhất?
- Top 5 mẫu văn tả người bạn thân của em lớp 5 con trai? Đánh giá học sinh lớp 5 theo mấy phương pháp?
- 8+ Viết 3-5 câu giới thiệu tranh (ảnh) về một con vật em yêu thích? Năng lực ngôn ngữ môn Tiếng Việt lớp 2 có yêu cầu như thế nào?
- 7+ Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích? Yêu cầu cần đạt về nói và nghe môn Ngữ văn lớp 8?
- 10+ Mẫu viết 3-5 câu kể về một sự việc em đã chứng kiến hoặc tham gia ở nơi em sống? Môn Tiếng Việt lớp 2 có mục tiêu giảng dạy như thế nào?