Kết quả học tập của sinh viên đại học đào tạo theo tín chỉ được xử lý như thế nào?
Đào tạo theo tín chỉ là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì đào tạo theo tín chỉ:
- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
Kết quả học tập của sinh viên đại học đào tạo theo tín chỉ được xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 11 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì xử lý kết quả học tập theo tín chỉ của sinh viên đại học như sau:
- Cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập dựa trên một số điều kiện như sau:
+ Tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng kí học trong học kỳ, hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24;
+ Điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo;
+ Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.
- Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
+ Số lần cảnh báo học tập hoặc mức cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo;
+ Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT.
* Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể:
- Việc lựa chọn áp dụng một số điều kiện cảnh báo học tập, giới hạn số lần hoặc mức cảnh báo học tập nhưng không vượt quá 2 lần cảnh báo liên tiếp;
- Quy trình, thủ tục cảnh báo học tập, buộc thôi học; việc thông báo hình thức áp dụng tới sinh viên;
- Việc bảo lưu kết quả học tập đã tích luỹ trong trường hợp sinh viên bị buộc thôi học.
Kết quả học tập của sinh viên đại học đào tạo theo tín chỉ được xử lý như thế nào?(Hình từ Internet)
Khi đào tạo theo tín chỉ thì sinh viên được chuyển đổi tối đa bao nhiêu tín chỉ từ ngành đã học sang ngành mới?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ như sau:
Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ
1. Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
2. Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
a) Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
b) Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
c) Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
3. Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mỗi cơ sở đào tạo sẽ công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ.
Theo đó, khối lượng tín chỉ tối đa được công nhận, chuyển đổi sẽ không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo. Đối với ngành đào tạo giáo viên sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, sinh viên được chuyển đổi tối đa 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo.
Một tín chỉ bằng bao nhiêu giờ học?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá;
- Đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.
- Alanin có công thức là gì? Đặc điểm của chương trình môn Hóa học mới?
- Từ năm 2025, học sinh vi phạm giao thông sẽ bị hạ hạnh kiểm?
- Phân tích đặc điểm mạng lưới và chế độ nước của hệ thống sông Hồng? Học sinh được nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trong bao lâu?
- Công thức tính diện tích tứ giác là gì? Hành vi ứng xử của học sinh tiểu học trong học tập như thế nào?
- Mẫu lời chúc thi tốt hay nhất? Học sinh được tổ chức học lại để xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở khi nào?
- Mẫu bài văn nghị luận xã hội hiện tượng đời sống điểm cao? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn học sinh lớp 11 là gì?
- Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về tình yêu quê hương của thế hệ trẻ hiện nay? Thời lượng dạy môn văn lớp 5 là bao nhiêu tiết?
- Top 5 mẫu viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên ông bụt lớp 4 hay nhất? Mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học?
- Top 10 mẫu kết bài chung cho nghị luận văn học truyện ngắn? Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, một tập truyện ngắn là chuyên đề môn Ngữ văn lớp mấy?
- Mẫu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống lớp 7? Học sinh lớp 7 được đánh giá bằng nhận xét như thế nào?