23:25 | 23/08/2024

Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay thế nào?

Thông tư 62 hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay ra sao?

Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay thế nào?

Ngày 20/8/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại khoản Điều 3 Thông tư 62/2024/TT-BTC quy định như sau:

Xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định số 75/2024/NĐ-CP
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả chi phí đã sử dụng để thực hiện theo mức tiền lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng) theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí (không được trừ chi phí trực tiếp phục vụ cho công tác thu trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước bảo đảm chi phí cho hoạt động thu).
Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ (như: chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao trực tiếp phục vụ cho người bệnh; chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ,... và chi phí tiền lương, phụ cấp đã kết cấu trong giá).
Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định).
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
5. Ngân sách Trung ương hỗ trợ nhu cầu kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương sau khi đã cân đối các nguồn kinh phí mà chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện theo quy định, trừ các đơn vị quy định tại khoản 4 Điều này.

Tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Kinh phí thực hiện
...
4. ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 60/2021/NĐ-CP (nếu có).

Theo đó, nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay:

- Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên: tự đảm bảo theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP.

- Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định).

Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay thế nào?

Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)

Mức lương giáo viên tính theo lương cơ sở hiện nay thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với giáo viên là viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập là 2.340.000 đồng/tháng.

Tại 04 Thông tư sau của Bộ GDĐT đã quy định cụ thể về hệ số lương của giáo viên các cấp: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và 04 thông tư trên được sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì mức lương của viên chức giáo viên được tính bằng công thức như sau:

Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở

Theo đó:

- Đối với lương giáo viên mầm non:

Mức lương từ 4.914.000 đồng/tháng đến 14.929.200 đồng/tháng tùy theo bậc và hạng của giáo viên.

- Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT:

Mức lương từ 5.475.600 đồng/tháng đến 15.865.200 đồng/tháng tùy theo bậc và hạng của giáo viên.

Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm thưởng và phụ cấp (nếu có). Đồng thời mức lương trên là mức lương giáo viên chính thức. Lương giáo viên tập sự bằng 85% mức lương trên.

Sẽ xếp loại lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đúng không?

Ngày 12/8/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Kết luận 91-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 11 "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

Tại Mục 6 Kết luận 91-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị có yêu cầu thực hiện nhiệm vụ như sau:

6. Phát triển, nâng cao chất lượng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; bảo đảm đủ số lượng giáo viên theo định mức quy định; nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên giữa các địa phương để giải quyết căn bản tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ và nâng cao chất lượng giáo dục cho các vùng khó khăn. Đổi mới quản lý nhà nước đối với nhà giáo một cách đồng bộ, gắn với quản lý chuyên môn và chất lượng. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng, đãi ngộ và trọng dụng nhân tài làm việc trong ngành Giáo dục; thực hiện chủ trương lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng. Phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, chuyên môn học thuật, đề cao đạo đức, trách nhiệm của nhà giáo.

Theo đó, Bộ Chính trị đã yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đổi mới giáo dục, trong đó: lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng yêu cầu lương của nhà giáo có thêm phụ cấp tuỳ theo tính chất công việc, theo vùng.

Lương giáo viên
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương giáo viên tiểu học 2025 theo Nghị quyết 159 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cập nhật chi tiết bảng lương giáo viên 2025 theo Nghị quyết 159: mức lương và các quy định quan trọng?
Hỏi đáp Pháp luật
Giảng viên cao đẳng sư phạm chính mã số V.07.08.21 được áp dụng hệ số lương nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương từ ngày 01/07/2024 của giáo viên các cấp là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào giáo viên được nâng bậc lương trước thời hạn?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí tăng lương cơ sở cho giáo viên hiện nay thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương giáo viên mầm non hạng 1 từ ngày 01/7/2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng lương mới của giáo viên mầm non hạng 3 sau ngày 1/7/2024 ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ số lương của giáo viên mầm non là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương giáo viên mầm non mới ra trường bao nhiêu?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;