Hướng dẫn thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật cấp tiểu học năm học 2024 2025?

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật cấp tiểu học năm học 2024 2025 như thế nào?

Hướng dẫn thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật cấp tiểu học năm học 2024 2025?

Căn cứ tiểu mục 4 Mục 2 Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 hướng dẫn thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật cấp tiểu học như sau:

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ khuyết tật, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch giáo dục người khuyết tật tại địa phương theo Luật Người khuyết tật 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục người khuyết tật. Tăng cường giáo dục hòa nhập.

Bảo đảm các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, được học hòa nhập, được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

Việc tổ chức dạy học cho học sinh khuyết tật phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch giáo dục phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh khuyết tật. Tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập.

Tích cực tham mưu UBND cấp tỉnh chỉ đạo thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập nhằm thúc đẩy công tác giáo dục hòa nhập ở địa phương bảo đảm quyền được học, được tiếp cận với giáo dục đối với trẻ em khuyết tật.

Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật năm học 2024 2025?

Hướng dẫn thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)

09 nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật cấp tiểu học là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, 09 nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật cấp tiểu học gồm:

(1) Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.

(2) Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật.

Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.

(3) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

(4) Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục.

(5) Phối hợp với gia đình, cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập.

(6) Hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp sớm và phát triển kỹ năng cơ bản cho người khuyết tật để hòa nhập cộng đồng.

(7) Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật đang học hòa nhập tại cơ sở giáo dục cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

(8) Phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.

(9) Huy động nhân lực hỗ trợ giáo dục hòa nhập và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật học cấp tiểu học thế nào?

Cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật học cấp tiểu học theo quy định tại Điều 19 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT bao gồm như sau:

- Tuyên truyền, vận động người khuyết tật, gia đình người khuyết tật, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập.

- Vận động người khuyết tật, gia đình người khuyết tật cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về khả năng và nhu cầu của người khuyết tật cho cơ sở giáo dục và hội đồng xác nhận mức độ khuyết tật cấp xã.

- Chủ trì, phối hợp với người khuyết tật và gia đình người khuyết tật xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

- Cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin về kết quả chăm sóc, can thiệp sớm và giáo dục người khuyết tật cho các bên liên quan khi người khuyết tật chuyển cấp, chuyển cơ sở giáo dục hoặc chuyển về gia đình.

- Bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật của cá nhân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.

Bên cạnh đó phối hợp giữa cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, gia đình và xã hội tổ chức thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật theo quy định tại Điều 20 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT như sau:

- Cơ sở giáo dục chủ động phối hợp với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, gia đình và các tổ chức, cá nhân xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện, bình đẳng, an toàn, thuận lợi cho sự phát triển và hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật.

- Gia đình phối hợp với cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và các tổ chức, cá nhân thực hiện giáo dục hòa nhập; giám sát các hoạt động hỗ trợ, can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập.

- Các tổ chức, cá nhân phối hợp với cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và gia đình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trách nhiệm trong thực hiện giáo dục hòa nhập, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Học sinh tiểu học
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây? Chương trình giáo dục học sinh tiểu học thể hiện những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các câu đố về đồ dùng học tập hoặc những đồ vật khác ở trường? Chương trình lớp 3 gồm các môn học nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kịch bản sinh hoạt dưới cờ chủ đề 22 12 chú ý nhất? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học trong năm 2024 được quy định ra sao?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân Ngày 22 tháng 12 năm 2024? Học sinh lớp 4 có phải đóng học phí không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư gửi chú bộ đội biên phòng ngắn gọn nhân Mẫu thư gửi chú bộ đội biên phòng ngắn gọn Ngày 22 tháng 12 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vẽ chú bộ đội hải quân đẹp nhất? Ai có vai trò quan trọng trong việc quyết định sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3?
Hỏi đáp Pháp luật
Top 10 mẫu vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề Ngôi trường xanh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Tết gửi các chú bộ đội ý nghĩa nhất? Các loại hình lớp tiểu học hiện nay là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn viết đơn xin vào Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Labubu là gì? Nguồn gốc của món đồ chơi Labubu? Học sinh tiểu học được khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu khi nào?

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;