Hướng dẫn soạn bài Mầm non Tiếng Việt lớp 5? Giai đoạn cơ bản khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?

Hướng dẫn chi tiết soạn bài Mầm non Tiếng Việt lớp 5 đầy đủ nhất. Giai đoạn cơ bản khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?

Hướng dẫn soạn bài Mầm non Tiếng Việt lớp 5?

Văn bản: Mầm non là một trong những văn bản mà các em học sinh lớp 5 sẽ được học ở tuần thứ 7 bài 13 (trang 64, 65) - Kết nối tri thức

Quý thấy cô giá, phụ huynh và các bạn học sinh có thể tham khảo hướng dẫn soạn bài Mầm non Tiếng Việt lớp 5 dưới đây:

Hướng dẫn soạn bài Mầm non Tiếng Việt lớp 5

* Nội dung chính và ý nghĩa:

- Nội dung chính:

+ Bài thơ miêu tả một bức tranh mùa đông với những hình ảnh tĩnh lặng, u buồn, nhưng rồi mùa xuân đến mang theo sự sống mới, vạn vật hồi sinh. Tâm điểm của bài thơ là hình ảnh mầm non, tượng trưng cho sự sống, sự hy vọng và sức mạnh của thiên nhiên.

- Ý nghĩa:

+ Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, sự tuần hoàn của các mùa.

+ Khẳng định sức sống mãnh liệt của sự sống, dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.

+ Gợi lên niềm tin vào tương lai tươi sáng.

+ Giáo dục tình yêu thiên nhiên, lòng yêu cuộc sống.

* Biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: Mầm non "mắt lim dim", "cố nhìn", "vội bật chiếc vỏ rơi",...

- So sánh: "Rào rào trận lá tuôn/ Rải vàng đầy mặt đất" (so sánh lá rơi với vàng).

- Ẩn dụ: Mầm non tượng trưng cho sự sống mới, sự hy vọng.

- Điệp từ: "Tức thì" nhấn mạnh sự thay đổi đột ngột, mạnh mẽ.

- Âm thanh: Tiếng chim kêu "chíp chiu chiu" gợi sự vui tươi, tiếng suối "róc rách" gợi sự trong trẻo.

* Cách để học bài này hiệu quả:

Bước 1: Đọc và cảm nhận:

Yêu cầu học sinh đọc thơ nhiều lần, chú ý đến những hình ảnh, âm thanh, cảm xúc mà bài thơ gợi lên.

Hỏi học sinh: Bài thơ gợi cho em cảm giác gì? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Bước 2: Phân tích nội dung:

Giải thích các từ khó, những hình ảnh khó hiểu.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các biện pháp tu từ và tác dụng của chúng.

Cùng học sinh tìm ra ý nghĩa của từng khổ thơ, của cả bài thơ.

Bước 3: Liên hệ thực tế:

Hỏi học sinh: Em đã từng quan sát những hiện tượng thiên nhiên nào giống như trong bài thơ?

Nói về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Bước 4: Thực hành:

Yêu cầu học sinh vẽ tranh minh họa cho bài thơ.

Cho học sinh viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ.

Tổ chức các hoạt động nhóm như đóng kịch, kể chuyện theo bài thơ.

*Một số câu hỏi gợi ý để đặt cho học sinh:

- Vì sao tác giả lại chọn hình ảnh mầm non để thể hiện ý tưởng của mình?

- Em có nhận xét gì về sự thay đổi của thiên nhiên qua các mùa?

- Em học được điều gì từ bài thơ này?

- Em hãy tưởng tượng mình là mầm non trong bài thơ, em sẽ cảm thấy như thế nào?

*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo./.

Hướng dẫn soạn bài Mầm non Tiếng Việt lớp 5?

Hướng dẫn soạn bài Mầm non Tiếng Việt lớp 5? (Hình từ Internet)

Giai đoạn cơ bản khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT dạy học môn ngữ văn lớp 5 có đặc điểm như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập.

Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Như vậy, có thể thấy rằng ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Vì vậy đây là giai đoạn cơ bản khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 nên Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe.

Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

3 mục tiêu cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục III Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh như sau:

Mục tiêu 1: Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

Mục tiêu 2: Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Mục tiêu 3: Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

>>> TẢI VỀ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT.

Môn Tiếng Việt lớp 5
Cùng chủ đề
Hỏi đáp Pháp luật
Top 3+ dàn ý tả mẹ lớp 5? Sách giáo khoa học sinh tiểu học do ai quyết định lựa chọn?
Hỏi đáp Pháp luật
3+ Mẫu lập dàn ý cho bài văn tả người lớp 5? Học sinh lớp 5 cần đạt được năng lực ngôn ngữ thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
6+ Tả người mẹ yêu quý của em lớp 5 cảm động và sâu sắc nhất? Học sinh tiểu học phải có nhiệm vụ như thế nào với cha mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài văn tả người lớp 5? Học sinh lớp 5 được tặng giấy khen khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
10+ bài văn tả người lớp 5 điểm cao và ngắn gọn? Môn Tiếng Việt lớp 5 có yêu cầu năng lực viết thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
3+ Tả mẹ đang nấu cơm lớp 5? Môn Tiếng Việt lớp 5 có giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh?
Hỏi đáp Pháp luật
6+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
5+ bài văn tả một người em chỉ gặp một vài lần nhưng nhớ mãi? Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đối với học sinh lớp 5?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết bài văn tả một người thân trong gia đình em môn Tiếng Việt lớp 5? Trường tiểu học có các loại phòng bộ môn nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu viết đoạn văn ngắn kể lại một việc làm của người thân mà em nhớ mãi? Học sinh tiểu học có nhiệm vụ như thế nào với người thân của mình?
Tác giả: Lê Đình Khôi
Lượt xem: 1610

Đăng ký tài khoản Lawnet

Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;