Hướng dẫn phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất chính xác nhất? Giáo dục môn địa lí được thực hiện dựa trên định hướng nào?
Hướng dẫn phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất chính xác nhất?
*Dưới đây là hướng dẫn phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất chính xác nhất mà các bạn học sinh có thể tham khảo nhé!
Vỏ Trái Đất là lớp vỏ vật lý, còn vỏ địa lí là một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều thành phần tự nhiên tác động qua lại. Việc phân biệt rõ hai khái niệm này giúp chúng ta hiểu sâu hơn về Trái Đất và vai trò của con người trong việc bảo vệ môi trường.
Vỏ địa lí là lại bao gồm cả lớp vỏ trái đất, và các yếu tự nhiên như khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thuỷ quyển, thổ nhưỡng, chúng có tác động qua lại lẫn nhau.
Vỏ trái đất là cấu trúc khu vực ngoài cũng của một trái đất, lớp vỏ này có thể dày hoặc mỏng tuỳ từng khu vực.
Phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất
*Đây là bảng phân biệt vỏ trái đất và vỏ địa lí mà các bạn học sinh có thể tham khảo nhé!
Tiêu chí | Vỏ trái đất | Vỏ địa lí |
Độ dày | Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa) | Dày khoảng 30 đến 35 km tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa |
Thành phần vật chất | Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau như trầm tích, granit, badan,.. | Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. |
*Lưu ý: Thông tin về hướng dẫn phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất chính xác nhất chỉ mang tính chất tham khảo./.
Hướng dẫn phân biệt vỏ địa lí với vỏ trái đất chính xác nhất? Giáo dục môn địa lí được thực hiện dựa trên định hướng nào? (Hình từ Internet)
Giáo dục môn địa lí được thực hiện dựa trên định hướng nào?
Căn cứ Mục 6 Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
- Tích cực hoá hoạt động của học sinh; trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh; học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, tập trung rèn luyện năng lực tự học.
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gắn bài học địa lí với thực tiễn địa phương, đất nước, thế giới; vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương, từ đó phát triển nhận thức, kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực đặc thù và năng lực chung.
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tiên tiến, các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: sử dụng bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình, quan sát, thực địa,...; cải tiến và sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, hỏi đáp,...
- Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt, kết hợp các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp; dạy học trên lớp, dạy học ngoài trời, dạy học trong thực tế, thực địa; tham quan, khảo sát địa phương, sưu tầm, hệ thống hoá thông tin, trưng bày, giới thiệu, triển lãm, trò chơi học tập,...
- Tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như: bản đồ, atlat, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ quan trắc, dụng cụ đo vẽ, tài liệu, tư liệu,... Khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho học sinh khai thác thông tin từ Internet để phục vụ học tập; rèn luyện cho học sinh kĩ năng xử lí, trình bày thông tin địa lí bằng công nghệ thông tin và truyền thông,...;
- Tăng cường tự làm các thiết bị dạy học với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (lập các trang website học tập, xây dựng hệ thống bài học, bài tập, thực hành, bài kiểm tra bằng các phần mềm thông dụng và thích hợp, xây dựng các video clip giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí,...).
Quyền của học sinh khi tham gia học môn Địa lí thế là gì?
Căn cứ tại Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về quyền của học sinh như sau:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Thế nào là hình hộp chữ nhật? Công thức tính thể tích khối hộp chữ nhật? Môn Toán ở cấp THPT giúp phát triển các năng lực nào?
- Đề thi cuối kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 8 có đáp án? Nguyên tắc dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông là gì?
- Top mẫu Bộ đề thi học kì 1 KHTN 9 năm học 2024 2025 chi tiết nhất? Mục đích cụ thể của việc đánh giá học sinh lớp 9 là gì?
- Mẫu Đề thi tiếng Việt lớp 5 học kì 1 mới nhất 2024 2025? Lộ trình đánh giá học sinh lớp 5 theo Thông tư 27 ra sao?
- Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 có lời giải chi tiết? Nội dung kiến thức Tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 12 có mấy kiểu văn bản?
- Cách làm cây thông bằng giấy bìa cứng? Lớp tổ chức làm cây thông bằng giấy bìa cứng học sinh có quyền tham gia không?
- Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7 có đáp án mới nhất? Có bao nhiêu mức đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 7?
- Đề thi học kì 1 môn Địa lí lớp 11 2024 mới nhất có đáp án? Môn Địa lí là môn học thuộc nhóm môn nào ở lớp 11?
- Top 3 đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án? Mỗi lớp trong trường trung học phổ thông chuyên có tối đa bao nhiêu học sinh?
- Đề cương môn Tin học lớp 5 kèm đáp án mới nhất? Môn Tin học lớp 5 có bao nhiêu chủ đề?