Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm giáo viên trung học cơ sở hạng 2 ra sao?
Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm giáo viên trung học cơ sở hạng 2 ra sao?
Căn cứ theo Mục 2 Phụ lục 5 hướng dẫn mô tả vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các trường trung học cơ sở, ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT thì mẫu hướng dẫn mô tả vị trí việc làm giáo viên trung học cơ sở hạng 2 sẽ là mẫu sau:
>>> Xem chi tiết Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm giáo viên trung học cơ sở hạng 2 mới nhất 2024.
Hướng dẫn mô tả vị trí việc làm giáo viên trung học cơ sở hạng 2 ra sao? (Hình từ Internet)
Được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 thì hệ số lương lên đến 6,38 đúng không?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT được quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 2 thì hệ số lương sẽ được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.
*Lưu ý: Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục 2 Thông tư 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ. |
Với hệ số lương 6,38 thì giáo viên trung học cơ sở hạng 2 sau ngày 1 tháng 7 năm 2024 lương bao nhiêu?
Lương cơ sở từ 01/7/2024 sẽ là 2.340.000 triệu đồng/tháng (khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP)
Đồng thời, tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV hướng dẫn cách tính lương giáo viên THCS từ 1/7/2024 khi tăng lương cơ sở.
Do giáo viên trường trung học cơ sở công lập hạng 2 được xếp là viên chức loại A2, nhóm A2.2. Vì vậy cách tính lương theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:
Tiền lương = 2.340.000 đồng x Hệ số lương
Như vậy, với hệ số lương 6,38 thì giáo viên trung học cơ sở hạng 2 năm 2024 lương sẽ là 14.929.200 đồng. (căn cứ theo hệ số lương mà mức lương sẽ khác nhau).
*Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp).
Giáo viên trung học cơ sở hạng 2 làm chủ nhiệm lớp thì có những quyền gì?
Căn cứ theo Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
- Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
- Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
*Đặc biệt đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền trên thì còn có những quyền sau đây:
- Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các cuộc họp của hội đồng khen thưởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.
- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
- Được quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.
- Được giảm định mức giờ dạy theo quy định.
- Chế độ giảm định mức tiết dạy với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm công tác Đảng trong nhà trường?
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thế nào?
- Điều kiện thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Vật liệu polime là gì? Vật liệu polime được học trong chương trình lớp mấy?
- Top bàn luận về việc học sinh đi học muộn? Ngữ liệu trong Ngữ văn lớp 9 phải đảm bảo tiêu chí nào?
- Chỉ thị toàn dân kháng chiến ra đời khi nào? Học sinh lớp 9 được xem là cấp mấy?
- Top 05 mẫu viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý ngắn gọn, cảm xúc môn Tiếng Việt lớp 3?
- Tác động của trật tự thế giới hai cực Ianta đối với Việt Nam là gì? Trật tự thế giới được học trong môn Lịch sử lớp 12 đúng không?
- Mẫu đoạn văn kể lại Sự tích cây thì là bằng lời văn của em mới nhất 2024? Mục đích đánh giá học sinh lớp 5 là gì?
- Phân tích nhân vật mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê? Quyền và nghĩa vụ của học sinh lớp 10 là gì?